Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức trọng tài

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chịu sự điều chỉnh của Luật trọng tài thương mại – quy định về việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức trọng tàiGiải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức trọng tàiPhương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chịu sự điều chỉnh của Luật trọng tài thương mại – quy định về việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung. Trong phạm vi bài viết này sẽ đưa ra những quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và những điểm riêng trong quy định pháp luật hiện hành về việc giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh so với các vụ việc cũng được giải quyết bằng trọng tài khác.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

Trong trường hợp người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung thông qua các phương thức như thương lượng hoặc hòa giải có thể thỏa thuận lựa chọn phương pháp là gửi đơn lên Trọng tài.

Điều 2 Luật trọng tài thương mại quy định:

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”

Theo đó, tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh tuy không thuần túy là một phương thức tranh chấp thương mại song nó vẫn thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại nếu được các bên lựa chọn bằng thỏa thuận trọng tài.

Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể bị lạm dụng bởi bên có ưu thế  trong quan hệ tiêu dùng – nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Bởi đối với hoạt động tiêu dùng trên thị trường nước ta hiện nay, thông thường NTD sẽ ở vị trí yếu thế hơn, do đó NTD có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều kiện và điều khoản trong giao dịch thương mại chung. Bởi vậy, cần có những quy định để bảo vệ quyền tự định đoạt của họ dù đó là hình thức giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức trọng tàiGiải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức trọng tài

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010, lần đầu tiên có quy định về tranh chấp liên quan đến một bên là NTD. Điều 17 Luật trọng tài thương mại quy định:

“Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng

Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.”

Việc quy định này đảm bảo tính linh hoạt, theo đó, nếu NTD đồng ý với điều khoản trọng tài, tranh chấp vẫn được giải quyết bằng trọng tài như hai bên đã thỏa thuận theo điều kiện giao dịch chung. Ngược lại, nếu không đồng ý, NTD có cơ hội để xem xét và quyết định. Trong trường hợp NTD đồng ý với thỏa thuận trọng tài thì xác nhận vào văn bản riêng. Đây là một quy định riêng của Luật trọng tài nhằm bảo vệ NTD, bổ sung cho các nguyên tắc chung khác trong pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com