Giải quyết tranh chấp theo thủ tục đơn giản giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Giải quyết tranh chấp theo thủ tục đơn giản giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục đơn giản giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng

Tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh có thể được giải quyết tại tòa án theo thủ tục đơn giản.

/giai-quyet-tranh-chap-tai-toa-an-theo-thu-tuc-don-gian-giua-nguoi-tieu-dung-va-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanh/giai-quyet-tranh-chap-tai-toa-an-theo-thu-tuc-don-gian-giua-nguoi-tieu-dung-va-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanhGiải quyết tranh chấp kinh doanh bằng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc dùng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định hai hình thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án theo các hình thức cơ bản: giải quyết tranh chấp bằng thủ tục đơn giản, giải quyết tranh chấp có sự tham gia của tổ chức xã hội;… cụ thể như sau:

Về giải quyết tranh chấp bằng tòa án bằng thủ tục đơn giản. Từ thực tiễn cho thấy, hình thức này phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, bởi những lý do như:

– Trình tự xét xử rút gọn thực chất là một sự lựa chộn bổ sung của người tiêu dùng. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn trình tự khởi kiện, giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự.

– Trình tự xét xử rút gọn không phải là một trình tự xét xử đặc biệt và xa lạ với tố tụng dân sự hiện hành mà chỉ là sự bổ sung ngoại lệ của tố tụng dân sự áp dụng cho các vụ án bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là cá nhân với giá trị giao dịch nhỏ. Theo đó, việc quy định trình tự này không mâu thuẫn với Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

– Trình tự xét xử rút gọn vẫn có thể sử dụng các quy định khác của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành như chứng cứ, cấp tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng và các quy định về phiên tòa sơ thẩm của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Về thẩm quyền, pháp luật quy định các trình tự xét xử đặc biệt. thậm chí là tòa án đặc biệt. Bởi vậy bổ sung trình tự rút gọn là phù hợp.

giai-quyet-tranh-chap-tai-toa-an-theo-thu-tuc-don-gian-giua-nguoi-tieu-dung-va-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanhgiai-quyet-tranh-chap-tai-toa-an-theo-thu-tuc-don-gian-giua-nguoi-tieu-dung-va-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản có quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

“a. Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;

b. Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

c. Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”.

Tuy nhiên, có một hạn chế đó là, pháp luật tố tụng dân sự hiện nay lại chưa quy định chi tiết về thủ tục đơn giản đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và do đó chưa có điều kiện để áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp trên thực tế.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com