Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa

Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa? Quy tắc xuất xứ hàng hóa?

Việt Nam là đất nước đang hướng tới việc phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp với những hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài nhằm mục đích đưa nông sản và các sản phẩm công nghiệp nước ta ra với thị trường thế giới. Bên cạnh việc xuất khẩu thì Việt Nam cũng là nước nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài rất nhiều mới nhu cầu sính hàng ngoài của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, để có thể quản lý về việc xuất nhập khẩu hàng hóa thì pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định về xuất xứ hàng hóa trước khi được xuất hoặc nhập khẩu qua của khẩu hải quan. Đối với mỗi loại hàng hóa thì cần phải có được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và quy tắc để có thể xuất xứ hàng hóa theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Vậy pháp luật nước ta đã quy định về việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa như sau:

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O và có tên trong tiếng anh là Certificate of Origin giấy này được xác định  là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện việc cấp giấy này cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. Chính bởi vì quy định này mà giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ được quy định theo như quy định của các nước xuất khẩu và nhập khẩu hiện hành. Ngoài ra thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Bên cạnh đó thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn được biết đến bằng một định nghĩa khác đó là một loại giấy tờ hay là chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đối với hàng hóa của một quốc gia. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho người sử dụng hàng hóa và quốc xuất khẩu và nhập khẩu nắm rõ và biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.

Cơ quan có thẩm quyền chỉ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm mục đích là chứng minh rằng hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu. Đông thời việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng.

Không những thế mà đối với một hàng hóa mà được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ có những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chính vì thế mà khi một chủ thể là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có.

Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu bao gồm các loại sau:

– Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu A cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập;

– Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa dệt may cấp cho các sản phẩm dệt may của Việt nam xuất khẩu theo các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa hàng dệt thủ công cấp cho các sản phẩm dệt thủ công của Việt Nam, xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư D bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU;

– Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng cà phê cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới;

– Các loại Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam quy định hoặc được quy định trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu B cấp cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợp Người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói trên.

2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc các khu vực thương mại tự do có tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, mà việc thức đẩy quan trong nhất trong quá trình xuất khẩu hàng hóa thì đều bằng cách cắt giảm thuế đối với những mặt hàng xuất xứ từ các nước thành viên. Đông thời thì việc tự do hóa thương mại của các nước thành viên sẽ không diễn ra tự động vì việc cắt giảm thuế còn phụ thuộc vào việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ đối với những loại hàng hóa thuộc các quốc gia thành viên. Quy tắc xuất xứ còn được ký hiệu là ROO áp dụng cho hàng nhập khẩu nhằm các mục đích sau:

– Xác định hàng hoá nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thương mại (như ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan…);

– Để thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ… (đối với hàng hoá có xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này);

– Để phục vụ công tác thống kê thương mại (như xác định lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau);

– Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá;

– Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.

Từ những mục đích nêu trên thì nhìn chung có thể thấy quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi. Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa thương mại mà nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA. bên cạnh đó thì các loại quy tắc xuất xứ đều dựa trên hai tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa: tiêu chí xuất xứ thuần túy và tiêu chí chuyển đổi cơ bản.

– Tiêu chí xuất xứ thuần túy quy định hàng hóa sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một nước thành viên xuất khẩu duy nhất được xác định có xuất xứ.

– Tiêu chí chuyển đổi cơ bản xác định hàng hóa xuất xứ trong trường hợp quá trình chuyển đổi xảy ra tại một quốc gia hoặc khu vực. Việc xác định nguồn gốc khá phức tạp vì các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc có nguyên vật liệu đầu vào không rõ xuất xứ.

Không những thế mà việc quy định đối với những hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên, bao gồm các loại như: Động vật sống; Sản phẩm thu được từ săn bắn, nuôi trồng, thu lượm; Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng; Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên; Sản phẩm thu được từ động vật sống; Sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu; Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất và tiêu dùng; Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển; Sản phẩm thu được hoặc được sản xuất từ các loại hàng hóa kể trên.

Từ đó có thể thấy rằng đối với những lạo hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ khi đáp ứng các tiêu chí về hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể. Chính bởi lé đó mà khi các nhà xuất khẩu hàng hoá được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hóa, cụ thể:

Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực

Tùy từng hiệp định FTA sẽ quy định tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực khác nhau, tỷ lệ này được tính theo một trong hai phương pháp sau:

Phương pháp trực tiếp:

RVC = (Chi phí nguyên liệu có xuất xứ + Chi phí nhân công + Chi phí sản xuất + chi phí khác + Lợi nhuận)/FOB * 100

Phương pháp gián tiếp:

RVC = (FOB – Chi phí nguyên liệu có xuất xứ)/FOB* 100

Trong đó:

– Chi phí nguyên liệu có xuất xứ: trị giá nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ do nhà sản xuất mua hoặc tự sản xuất.

– Chi phí nhân công: gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác

– Chi phí sản xuất: toàn bộ các chi phí chung được phân bổ trong quá trình sản xuất

– Chi phí khác: chi phí phát sinh trong quá trình vận tải để xuất khẩu (chẳng hạn chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, bốc dỡ hàng tại cảng, phí mô giới, phí dịch vụ…)

– FOB: Trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến.

Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa

Tiêu chí CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu theo như quy định của pháp luật hiện hành là viêc không có xuất xứ. Do đó, nguyên liệu hoặc phụ tùng không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải khác mã số hàng hóa (mã HS) của sản phẩm cuối cùng thì mới có thể thực hiện việc chuyển đổi mã hàng hóa này.

Từ đó, có thể thầy rằng việc đưa ra các tiêu chí này theo như quy định để nhằm đảm bảo các nguyên liệu không có xuất xứ trải qua công đoạn chuyển đổi trên lãnh thổ FTA để chứng minh hàng hóa được sản xuất trong lãnh thổ FTA.

Tiêu chí mặt hàng cụ thể, được xác định dựa theo  từng hiệp định FTA sẽ quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định được quy định là mặt hàng được xuất xứ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com