Hàm lượng Giá trị Khu vực là gì? Ví dụ và công thức tính hàm lượng

Hàm lượng Giá trị Khu vực? Tìm hiểu về hiệp định thương mại tự do (FTA)?

FTA là một khái niệm xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện báo đài, có liên quan đến việc hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Quу tắc хuất хứ Hàm lượng giá trị khu ᴠực RVC thực chất chính là một trong những quу tắc cơ bản của ᴠiệc хác định хuất хứ hàng hoá хuất khẩu của các FTA. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Hàm lượng Giá trị Khu vực: 

Khái niệm Hàm lượng Giá trị Khu vực:

Hàm lượng Giá trị Khu vực trong tiếng Anh gọi là: Regional Value Content – RVC.

Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC (Regional Value Content) được biết đến chính là Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA, là một ngưỡng (tính theo tỉ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ.

Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào qui tắc cụ thể mặt hàng (PSR) áp dụng cho từng mã HS (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa – Harmonized Commodity Description and Coding System) khác nhau.

Ngưỡng phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%. Ngưỡng RVC trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) là 35%.

Hiệp định AIFTA hay còn được gọi là Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ, được kí kết giữa các quốc gia ASEAN và Ấn Độ vào ngày 13/8/2009 tại Thái Lan. (Theo Association of Southeast Asian Nations – ASEAN). Hiệp định AIFTA thể hiện tầm quan trọng của việc đối xử đặc biệt, tăng sự tham gia cho các nước thành viên ASEAN trong hội nhập kinh tế và hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ.

Trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), bên cạnh quy tắc chung RVC 40% hoặc CTH (Change in Tariff Heading – Chuyển đổi Nhóm), một số dòng PSR như 1605.10 (Cua), 1605.20 (tôm Shrimp và tôm Pandan) có tiêu chí RVC 35%; 8708.40 (các bộ phận của hộp số xe) có tiêu chí RVC 45%.

AKFTA là tên gọi tắt của cụm từ ASEAN – Korea Free Trade Agreement, đây là Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc. Hiệp định này được ký kết bởi các quốc gia trong khối ASEAN và Hàn Quốc vào năm 2005.

Dựa trên cơ sở hiệp định AKFTA các nước ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục ký kết hiệp định về Thương mại hàng hóa vào tháng 9/2007. Tháng  5/2009 tiếp tục ký kết Hiệp định về Thương mại dịch vụ và tháng 6/2009 là Hiệp định về đầu tư. Đây là dấu mốc quan trọng giúp  hình thành khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Hàn Quốc.

Việt Nam được biết đến là nước tham gia vào hiệp định AKFTA từ năm 2005 và mãi đến năm 2007 mới bắt đầu thực hiện các cam kết về mức thuế nhập khẩu. Hiệp định AKFTA sẽ áp dụng nhằm mục đích chính đó là để có thể tránh hoặc giải quyết ổn thỏa các tranh chấp phát sinh giữa các bên theo hiệp định liên quan. Hiệp định AKFTA áp dụng cho mọi tranh chấp giữa các Bên tham gia.

Cách tính Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC:

Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC được tính theo 2 cách: cụ thể đó chính là trực tiếp hoặc gián tiếp.

(a) Cách tính Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC trực tiếp:

rvc1rvc1

hoặc

(b) Cách tính gián tiếp

rvc2rvc2

Đa số trên thực tế các FTA hướng tới yếu tố thuận lợi hóa thương mại và cho phép nhà sản xuất, người xuất khẩu tính RVC theo một trong hai cách nêu trên.

Hiện còn một số FTA như ACFTA cho phép tính theo duy nhất phương pháp gián tiếp. Cách tính gián tiếp sử dụng trị giá FOB của thành phẩm trừ đi tất cả các yếu tố đầu vào không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ. Cách tính gián tiếp được tính trên trị giá thành phẩm FOB trừ đi các уếu tố không có хuất хứ trong FTA. Với cách tính nàу, các chủ thể là những nhà хuất khẩu có thể giấu đi các уếu tố như chi phí nguуên liệu có хuất хứ FTA, chi phí nhân công haу lợi nhuận… nên cách tính RVC gián tiếp thường được các nhà хuất khẩu ѕử dụng nhiều hơn là cách tính RVC trực tiếp.

Các chủ thể là những tương nhân có thể giấu một số yếu tố như lợi nhuận trên mỗi sản phẩm, chi phí phân bổ, chi phí nhân công và một số chi phí khác, do vậy cách tính này được thương nhân ưu ái lựa chọn nhiều hơn so với cách tính trực tiếp.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đưa ra 2 ngưỡng RVC khác nhau nếu áp dụng cách tính khác nhau;

Nếu sử dụng cách tính trực tiếp, ngưỡng Hàm lượng Giá trị Khu vực  RVC là 40% hoặc 45% nhưng nếu sử dụng cách tính gián tiếp, ngưỡng Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC là 50% hoặc 55%. Thông thường nếu tính gián tiếp ngưỡng Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC trong PSR quy định sẽ cao hơn 10% so với tính trực tiếp.

Tuу nhiên ở một ѕố hiệp định thương mại tiến bộ như CPTPP, thì ngưỡng Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC có khác nhau giữa hai cách tính. Ví dụ như nếu cách tính trực tiếp thì Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC ѕẽ là 40% hoặc 45%, còn nếu ѕử dụng cách tính gián tiếp thì Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC ѕẽ là 50% hoặc 55%. Thông thường mức chênh lệnh giữa hai cách tính nàу là 10%.

2. Tìm hiểu về hiệp định thương mại tự do (FTA):

Ta hiểu về hiệp định thương mại tự do (FTA) như sau:

Hiện nay trên thực tế chúng ta có nhiều cách hiểu về các Hiệp định thương mại tự do. Theo cách hiểu chung nhất thì một Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) thực chất chính là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với nhau.

Hiệp định thương mại tự do FTA có thể mang nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement)… nhưng bản chất đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các Thành viên.

Thành viên của các Hiệp định thương mại tự do FTA có thể là các quốc gia (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ Liên minh châu Âu, Hong Kong Trung Quốc…). Vì vậy, thông thường khi nói tới Thành viên FTA, người ta hay dùng từ chung là nền kinh tế.

Các Hiệp định thương mại tự do FTA có thể là song phương (02 Thành viên) hoặc đa phương/khu vực (nhiều hơn 02 Thành viên).

Phạm vi thương mại trong các Hiệp định thương mại tự do FTA được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và cả các vấn đề khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động, môi trường…).

FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. Hiệp định thương mại tự do FTA là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

Một FTA thông thường có những nội dung chính sau:

– Quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan;

– Quy định về danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan;

– Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế quan;

– Quy tắc xuất cứ của hàng hoá…

Đặc trưng của Hiệp định thương mại tự do FTA:

Một số đặc trưng của một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thường thấy như sau:

– Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ.

– Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên.

– Cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên.

– Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành, ví dụ như: mỗi nước cần làm các thủ tục thuế quan nào, các loại thuế nào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ ra sao,…

– Luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác.

– Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên.

Phân loại các FTA:

Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có khoảng 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực được chia thành bốn nhóm chính.

– FTA khu vực: Hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực, ví dụ như AFTA.

– FTA song phương: Đây là bản ký kết giữa hai nước, có thể kể đến như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) hay Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA),…

– FTA đa phương: Hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau, ví dụ như TPP.

– FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Có thể hiểu đây là bản giao kết giữa một tổ chức với một quốc như, một số ví dụ điển hình như Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu ÂU (EVFTA),…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com