Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh không phải là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

hanh-vi-canh-tranh-khong-lanh-manh-trong-linh-vuc-so-huu-tri-tue1hanh-vi-canh-tranh-khong-lanh-manh-trong-linh-vuc-so-huu-tri-tue1Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy đinh: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Như vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh không phải là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Có quy định như vậy là bởi đối tượng sở hữu công nghiệp là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại, nên có không ít cá doanh nghiệp thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm xâm hại tới các đối tượng sở hữu công nghiệp để thu lợi bất chính trong kinh doanh. Ngoài ra, tính độc quyền của quyền sở hữu công nghiệp có thể bị các doanh nghiệp lạm dụng gây cản trở thương mại. Do vậy, pháp luật thừa nhận cho các chủ thể kinh doanh quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như là một nội dung của quyền sử hữu công nghiệp. 

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 130, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh,hoạt động kinh doanh,nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên,nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền,lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín,danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại,chỉ dẫn địa lý tương ứng.

/hanh-vi-canh-tranh-khong-lanh-manh-trong-linh-vuc-so-huu-tri-tue/hanh-vi-canh-tranh-khong-lanh-manh-trong-linh-vuc-so-huu-tri-tue

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Chỉ dẫn thương mại” là các dấu hiệu,thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá,dịch vụ,bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. 

Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com