Hòa giải ly hôn tại Tòa án? Nguyên tắc tiến hành hòa giải ly hôn? Thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án?
Hòa giải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện cả trong hai trường hợp thuận tình ly hôn và vụ án ly hôn tại Tòa án. Đây là thủ tục có ý nghĩa quan trọng khi tiến hành ly hôn tại Tòa án. Và hòa giải ly hôn tại Tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến hòa giải ly hôn tại Tòa án.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
1. Hòa giải ly hôn tại Tòa án
Theo từ điển tiếng Việt, thì “Hòa giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột, xích mích một cách ổn thỏa.”. Dưới một góc động rộng hơn thì hòa giải được hiểu là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giai quyết vấn đề của họ. Dù dưới góc độ này thì hòa giải đều được hiểu là cách thức để giải quyết tranh chấp trong mối quan hệ của các bên tranh chấp, cần có sự thống nhất giữa các bên xảy ra tranh chấp, thông qua việc hai bên cùng nhượng bộ, thỏa thuận để đi đến một kết quả chung và trong quá trình hỏa giải phải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập (độc lập và không liên quan đến lợi ích các bên trong tranh chấp, không đưa ra phán quyết hay quyết định của cùng) để cho ý kiến, đồng thời áp dụng các thủ tục theo quy định của pháp luật để công nhận sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Hòa giải chính là hoạt động giúp các bên xảy ra tranh chấp đồng ý thỏa thuận giải quyết chấm dứt tranh chấp.
Ly hôn ở đây được hiểu chính là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng. Nếu giữa hai vợ chồng không thống nhất thỏa thuận được về vấn đề ly hôn và yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp thì xác định là “vụ án ly hôn”. Ngược lại, nếu giữa hai vợ chồng thỏa thuận được và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận ly hôn đó thì được gọi là thuận tình ly hôn/
Hòa giải ly hôn tại Tòa án chính là việc hòa giải trong vụ án ly hôn, thuận tình ly hôn, đây chính là hoạt động tố tụng dân sự do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết việc ly hôn giữa vợ, chồng theo quy định của pháp luật. Thủ tục hòa giải vụ án ly hôn, thuận tình ly hôn là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm, theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định nhằm giúp đỡ các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc ly hôn không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Khi tiến hành thủ tục hòa giải vụ án ly hôn, thuận tình ly hôn không chấp nhận việc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Khi các bên đương sự yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến ly hôn, thuận tình ly hôn thì khi giải quyết không chấp nhận việc các bên đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Bởi lẽ, đây là những mối quan hệ liên quan mật thiết đến chính chủ thể tham gia tố tụng. Vợ chồng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau như yêu thương, chăm sóc, quan tâm lẫn nhau, cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, … cấp dưỡng, nuôi con sau khi ly hôn. Từ đó thấy rằng đây là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao hay ủy quyền cho người khác.
Đối với ly hôn, thì chủ thể tham gia hòa giải chỉ có thể là vợ chồng, đây là đặc trưng cơ bản của vụ án ly hôn, thuận tình ly hôn với vụ việc dân sự khác. Chủ thể của các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ có thể là cá nhân, còn các vụ việc khác có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức,… Họ chính là những chủ thể trực tiếp tham gia và quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nên khi xảy ra tranh chấp, họ có quyền yêu cầu giải quyết và phải trực tiếp tham gia thỏa thuận, hòa giải, giải quyết tranh chấp.
Mục đích của việc hòa giải trong ly hon là giúp các bên trở về đoàn tụ, hàn gắn lại mối quan hệ chứ không phải chỉ là giúp họ đạt được những thỏa thuận. Công tác hòa giải một vụ việc ly hôn trước tiên luôn hướng tới một mục đích đó là giúp các đương sự tháo gỡ khúc mắc, mâu thuẫn nhằm giúp họ bình tĩnh để mau chóng hàn gắn tình cảm, củng cố mối quan hệ hôn nhân giữa các bên. Khi các rạn nứt trong hôn nhân không thể cứu vãn và ý nguyện của các bên không thay đổi thì cơ quan tiến hành hòa giải mới hướng tới mục đích giúp các đương sự đạt được thỏa thuận.
2. Nguyên tắc tiến hành hòa giải ly hôn
Khi tiến hành hòa giải ly hôn thì cần tuân theo hai nguyên tắc theo quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đó là
– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
Tòa án với vai trò, nhiệm vụ là bên trung gian giúp các bên giải quyết tranh chấp tình đến một cách giải quyết thỏa đáng, tự nguyện, nên Tòa án cần tôn trọng sự tự nguyện, tôn trọng ý chí của các bên. Sự tự nguyện ở đây chính là tự nguyện tham gia phiên hòa giải, các đương sự có quyền lựa chọn tham gia phiên hòa giải hoặc không; tự nguyện thỏa thuận về nội dung giải quyết, trong quá trình hòa giải, các bên xảy ra tranh chấp sẽ cùng bàn bạc, thống nhất với nhau về phương án, nội dung giải quyết tranh chấp. Mọi sự thỏa thuận đều phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của bản thân các đương sự. Mọi sự chấp nhận thỏa thuận nhưng không từ ý muốn tự nguyện mà do bị cưỡng ép, bắt buộc, lừa dối đều không được coi là tự nguyện thỏa thuận.
– Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, các quan hệ, và các lĩnh vực nên việc hòa giải cũng vậy. Hòa giải được tiến hành trên cơ sở pháp luật nên mọi thỏa thuận, quyết định của hòa giải đều đảm bảo đúng với quy định của pháp luật. Hòa giải trong ly hôn đảm bảo không vượt quá phạm vi, không vi phạm nội dung tố tụng, không vượt quá thời hạn cho phép.
Việc hòa giải trong ly hôn được Tòa án thực hiện như sau:
Trước khi thực hiện hòa giải, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ việc.
Trong quá trình hòa giải tại Tòa án, thì Thẩm phán sẽ hòa giải theo hướng đoàn tụ, phân tích, giải thích cho vợ chồng hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng, nghĩa vụ với con, … để hàn gắn, gắn kết vợ chồng.
3. Thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án
Thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn, thuận tình ly hôn tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng đứng trên bờ vực của sự chia ly có cơ hội để bình tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp cùng quyết định của mình được khi bước vào giai đoạn tố tụng tiếp theo.
Trong quá trình hòa giải, thẩm phán sẽ hỗ trợ các cặp vợ chồng bằng cách giúp xác định vấn đề mà họ gặp phải, cũng như đưa ra những đề xuất, chỉ dẫn về hướng giải quyết. Điều này giúp các bên thấu hiểu, thông cảm hơn với đối phương trong quá trình xem xét các lựa chọn.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại Điều 54 về việc hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên luật lại không đưa ra quy định cụ thể về số lần hòa giải khi ly hôn, kể cả là ly hôn đơn phương. Việc hòa giải bao nhiêu lần căn cứ và tình chất phức tạp của vụ án ly hôn cũng như vấn đề cần phải giải quyết. Thông thường, với những vụ án ly hôn đơn phương, việc hòa giải tại Tòa án có thể diễn ra từ 2-3 lần trước khi Tòa đưa ra xét xử. Việc hòa giải phải có mặt của cả hai bên nếu một trong các bên vắng mặt sẽ làm thời gian hòa giải kéo dài do phải hoãn phiên hòa giải.
Để tiến hành hòa giải, Tòa án phải tiến hành triệu tập đương sự thông qua Giấy triệu tập. Đương sự có trách nhiệm phải có mặt theo Giấy triệu tập của Tòa án. Trong trường hợp đương sự vắng mặt thì tùy từng trường hợp mà Thẩm phán sẽ áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết.
Theo quy định của Điều 208 BLTTDS năm 2015 thì Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,… về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải và nội dung hòa giải.
Phiên hòa giải được tiến hành với các thành phần theo quy định tại Điều 209 BLTTDS năm 2015, gồm có Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, Thư ký Tòa án; các bên đương sự, người đại diện hợp pháp của các đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người phiên dịch,… ngoài ra có thể có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Trong phiên hòa giải, hai bên vợ chồng trình bày quan điểm, nội dung tranh chấp, ý kiến của mình về quan hệ hôn nhân, quan hệ con chung, quan hệ tài sản,… Sau đó Thẩm phán tiến hành xác định các vấn đề đương sự thống nhất được, chưa thống nhất được, yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung.
Kết quả của việc hòa giải có thể là vợ chồng đoàn tụ sau hòa giải hoặc hòa giải không thành.