Quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Hoạt động xây dựng của nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Hoạt động xây dựng của nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
1. Cơ sở pháp lý
Thông tư 16/2000/TT-BXD hướng dẫn quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và tư vấn xây dựng công trình tại Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành.
Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Quyết định 682/BXD-CSXD về Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
2. Đối tượng thẩm định
– Các dự án đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công trình xây dựng đều phải được thẩm định về quy hoạch và phương án kiến trúc công trình trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
– Đối với dự án đầu tư nước ngoài thuộc diện chỉ cần “Đăng ký cấp giấy phép đầu tư” thì về quy hoạch công trình phải thoả mãn điều kiện về việc dự án phù hợp với quy hoạch đã được duyệt.
2. Nội dung thẩm định
– Nội dung thẩm định về quy hoạch công trình là xem xét sự phù hợp của thiết kế sơ bộ trong hồ sơ dự án so với chứng chỉ quy hoạch (đối với khu vực đầu tư đã có quy hoạch chi tiết được duyệt) hoặc văn bản thoả thuận về kiến trúc và quy hoặc công trình (đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt) theo các yêu vầu được quy định chứng chỉ quy hoạch là văn bản quy định những yêu cầu phải tuân thủ khi lập dự án đầu tư, thiết kế, xây dựng công trình ( Điểm 4.2.5 Điều 42 chương 4 Quyết định số 682/BXD-CSXD).
– Nội dung thẩm định về phương án kiến trúc công trình là xem xét sự phù hợp của thiết kế sơ bộ công trình về phương án bố trí tổng mặt bằng, tổ hợp hình khối không gian, kiến trúc các mặt chính công trình, trang trí ngoại thất, bố trí cảnh quan sân vườn so với kiến trúc, cảnh quan và môi trường khu vực xung quanh nơi có công trình.
3. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, kiến trúc công trình
– Bản chứng chỉ quy hoạch hoặc bản thoả thuận về kiến trúc và quy hoạch công trình do Sở Xây dựng địa phương cấp.
– Riêng đối với trường hợp công trình nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu công nghệ cao thì công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng trích sao quy hoạch chi tiết lô đất xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu công nghệ cao trên cơ sở quy hoạch chi tiết khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu công nghệ cao đã được duyệt thay thế cho bản chứng chỉ quy hoạch.
4. Cơ quan thẩm định
– Bộ Xây dựng thẩm định về quy hoạch và phương án kiến trúc công trình của dự án nhóm A (trừ dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã có quy hoạch chi tiết).
– Sở Xây dựng giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định quy hoạch và phương án kiến trúc công trình trong hồ sơ dự án nhóm B (trừ dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã có quy hoạch chi tiết)
– Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cấp tỉnh thẩm định về quy hoạch và kiến trúc công trình của dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế CN đã có quy hoạch chi tiết.
5. Thẩm định về quy hoạch và kiến trúc đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
Khi thẩm định dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, việc thẩm định về quy hoạch, kiến trúc là việc thẩm định đối với bản thiết kế quy hoạch chi tiết KCN do chủ đầu tư trình. Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định 29/2008/NĐ-CP Thủ tướng Chính phủ là có thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể về phát triển khu công nghiệp.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
a) Thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình
– Hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật:
Chủ đầu tư nộp trực tiếp cho cơ quan thẩm định 04 bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:
+ Đơn đề nghị thẩm định thiết kế và xin phép xây dựng công trình (do chủ đầu tư đứng tên ký và đóng dấu) theo mẫu tại phụ lục số 2 của Thông tư 16/2000/TT-BXD .
+ Các văn bản xác định tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế công trình.
+ Kết luận thẩm định quy hoạch và phương án kiến trúc công trình trong giai đoạn thẩm định cấp giấy phép đầu tư.
+ Các tài liệu thiết kế kỹ thuật.
– Khi thẩm định thiết kế có liên quan đến chuyên ngành xây dựng khác, cơ quan thẩm định thiết kế phải mời Bộ hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành tham gia thẩm định và lập báo cáo theo mẫu 1 tại phụ lục số 3 của Thông tư 16/2000/TT-BXD.
Kết quả thẩm định thiết kế là văn bản quyết định chấp thuận thiết kế kỹ thuật và xây dựng công trình do cơ quan thẩm định ban hành theo mẫu 2 tại phụ lục số 3 của Thông tư này.
– Hồ sơ thiết kế đã qua thẩm định phải được đóng dấu của cơ quan thẩm định và được giao lại cho chủ đầu tư hai bộ, lưu tại cơ quan thẩm định một bộ, giao cho Sở Xây dựng địa phương một bộ để theo dõi thực hiện.
b) Thời hạn thẩm định thiết kế kỹ thuật
Thời hạn: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với hồ sơ nộp không đầy đủ theo quy định trên, trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ cơ quan thẩm định cần có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ cho đầy đủ và thời gian thẩm định thiết kế được kéo dài tương ứng với thời gian bổ sung thiết kế.
Sau 12 tháng kể từ khi nhận được quyết định về thẩm định thiết kế và xây dựng công trình mà công trình vẫn chưa được tiến hành xây dựng thì văn bản quyết định đó không còn hiệu lực thi hành. Nếu cần tiếp tục xây dựng công trình, chủ đầu tư trình bày lý do bằng văn bản để cơ quan thẩm định xem xét cho tiếp tục thực hiện hoặc thẩm định lại. Trong quá trình xây dựng, sự thay đổi về kiến trúc, quy hoạch, kết cấu chính của công trình so với thiết kế đã được thẩm định chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của cơ quan thẩm định thiết kế
c) Lệ phí
Chủ đầu tư nộp lệ phí thẩm định thiết kế cho cơ quan thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
e) Triển khai xây dựng công trình
Sau khi nhận được quyết định về thẩm định thiết kế và xây dựng công trình của cơ quan thẩm định thì chủ đầu tư được tiến hành xây dựng công trình theo thiết kế đã được thẩm định; hoặc quá thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ xin thẩm định thiết kế (căn cứ vào bản ký nhận hồ sơ) mà cơ quan thẩm định thiết kế không thông báo quyết định của mình thì chủ đầu tư được tiến hành xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã nộp. Chủ đầu tư phải thông báo thời điểm khởi công xây dựng trước 10 ngày cho cơ quan thẩm định thiết kế và chính quyền địa phương.