Quy định của pháp luật về học nghề, tập nghề để làm việc cho người lao động? Quy định về hợp đồng học nghề, hợp đồng tập nghề?
Trong quá trình ký kết hợp đồng lao động, giữa bên sử dụng lao động và bên người lao động sẽ có những thỏa thuận với nhau về những điều khoản trong hợp đồng như: tiền lương, thời gian làm việc, địa điểm làm việc, công việc cần thực hiện, những chế độ khác, thời gian nghỉ,… và đối với một số trường hợp thì sẽ có điều khoản về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động. Vậy học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
– Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật lao động 2019.
+ Luật việc làm 2013.
+ Luật giáo dục nghề nghiệp 2014.
1. Quy định về học nghề để làm việc cho người lao động:
– Tại Điều 61 Bộ luật lao động quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, theo đó, học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được hiểu là việc mà người lao động được bên người sử dụng lao động tuyển vào làm để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của họ. Theo đó, đào tạo nghề nghiệp được hiểu là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
– Về thời gian học đề để làm việc cho người sử dụng lao động, pháp luật quy định về thời gian học nghề được tính theo chương trình đào tạo, tuỳ thuộc vào từng trình độ mà pháp luật về giáo dục nghề nghiệp đã quy định. Theo đó:
+ Đối với trình độ sơ cấp thì thời gian đào tạo được kéo dài từ 03 tháng đến dưới 01 năm, tuy nhiên trong quá trình đào tạo phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
+ Đối với trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
+ Đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo thì thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học theo quy định của pháp luật.
+ Đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông thì thời gian đào tạo từ từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
+ Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ. Đây là hình thức được hiểu là một thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về tập nghề để làm việc cho người lao động:
– Theo quy định của pháp luật thì tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được hiểu là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc.
+ Về thời hạn tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động: pháp luật quy định thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
– Về bản chất, người lao động học nghề, tập nghề với mục đích là làm việc cho người sử dụng lao động, do đó, người sử dụng lao động khi tiến hành tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, và người sử dụng lao động sẽ không được thu học phí đối với những người lao động. Trước khi tiến hành học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì các bên phải phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
3. Điều kiện về người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động:
+ Người học nghề, người tập nghề phải là người đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề.
+ Người học nghề, tập nghề phải là người đủ 18 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề đối với trường hợp học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao).
4. Quy định về hợp đồng học nghề, hợp đồng tập nghề:
– Để đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên sau khi hết thời hạn học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
– Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động được tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình. Hình thức đào tạo nghề này không chỉ có ý nghĩa huy động người sử dụng lao động tham gia vào hoạt động dạy nghề và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan mà còn mang lại hiệu quả cao trong sử dụng lao động tại đơn vị. Theo đó, doanh nghiệp có được nguồn lao động chất lượng và hơn hết người lao động sau đào tạo tìm được việc làm và thu nhập ổn định. Do người sử dụng lao động dạy cho người lao động các kĩ năng làm việc cần thiết, môi trường đào tạo cũng mang tính thực tế ngay tại nơi làm việc nên đã phần người lao động có thể đạt kĩ năng nghề thành thạo sau khóa học và có thể tham gia ngay vào quá trình sản xuất. Việc được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau đào tạo cũng khiến cho người học phân khởi, yên tâm học tập và làm việc
– Hiện nay, việc tuyển người vào sau đó đào tạo nghề để sử dụng hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu phát triển ngành nghề của đơn vị. Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách thủ được người sử dụng lao động trả lương. Mức lương do hai bên thoả thuận trong hợp đồng đảo tạo nghề, phụ thuộc vào mức độ làm lợi của người lao động cho người sử dụng lao động, pháp luật không không chế mức tối thiểu.
– Hết thời hạn học nghề, hai bên phải kí kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong mọi trường hợp người sử dụng lao động đều bắt buộc phải kí kết hợp đồng lao động với người lao động sau khi học xong. Lý do là bởi việc không thiết lập được quan hệ lao động cũng gây ra khoản thiệt hại về chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Việc doanh nghiệp không kí hợp đồng lao động với người học cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như người học nghề không đạt yêu cầu của nghề theo học, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn không giải quyết được việc làm cho người học. Vì vậy, nếu bắt buộc người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động hay phải bỏi thường cho người lao động là không phù hợp.
– Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kĩ năng nghệ để được cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia, đặc biệt trong trường hợp có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng làm những công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khoẻ của cá nhân người lao động và cộng đồng theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn – người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
– Theo đó, pháp luật quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề còn là trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định cụ thể tại Điều 60 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, về trách nhiệm, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch hằng năm về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm trong việc dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. Theo đó, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc tiếp nhận thông báo hàng năm của người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.