Hỏi về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Công ty B vi phạm hợp đồng với công ty do giao hàng chậm. Công ty B có phải bồi thương thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng hay không?

Phat-vi-pham-hop-dong-thuong-maiPhat-vi-pham-hop-dong-thuong-maiTóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi có ký hợp đồng mua hàng hóa với công ty B, giá trị hợp đồng là 10 tỷ đồng. Đến thời hạn giao hàng, công ty B không giao được hàng cho công ty tôi. Do đó, công ty tôi không thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng. Công ty tôi đã gửi thông báo yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng và chịu phạt 8% giá trị hợp đồng nhưng công ty B không chấp thuận. Vậy nếu bây giờ tôi khởi kiện ra Tòa án thì công ty B có phải bồi thường thiệt hại cho công ty tôi không ? Nếu có thì bồi thường như thế nào ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trường hợp 1: công ty bạn và công ty B không có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng

Căn cứ vào khoản 1 Điều 307 Luật thương mại 2005, trong trường hợp công ty của bạn và công ty B không có thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì công ty bạn chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, do đó công ty bạn không có đủ căn cứ pháp lý để yêu cầu công ty B thực hiện việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Vì vậy, yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty bạn là không hợp pháp.

Trường hợp 2: công ty bạn và công ty B có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng

Căn cứ vào khoản 2 Điều 307 Luật thương mại 2005, trong trường hợp hai bên có thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì công ty bạn có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt. Khi đó :

Về giá trị bồi thường thiệt hại:

Theo Khoản 2 Điều 302 Luật thương mại 2005 có quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổnthất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm“. Theo đó, công ty B phải bồi thường cho công ty bạn giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà công ty B gây ra đối với công ty bạn, tức là khoản tiền 200 triệu đồng mà công ty bạn phải trả chịu phạt với đối tác và khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ công ty bạn được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng của công ty B. Khoản lợi trực tiếp này có thể hiểu là phần lợi nhuận công ty A thu được khi thực hiện hợp đồng với đối tác, nhưng do công ty B không giao được hàng nên hợp đồng này không thực hiện được, khiến cho khoản lợi này cũng không có. Việc công ty bạn yêu cầu bồi thường thiệt hại là 500 triệu đồng có phần hợp lý. Theo Điều 304 Luật thương mại 2005, công ty bạn có nghĩa vụ chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm của công ty B gây ra và khoản lợi trực tiếp mà công ty A được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của công ty B.

Phat-vi-pham-hop-dong-thuong-maiPhat-vi-pham-hop-dong-thuong-mai

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

          Thứ hai, về giá trị phạt vi phạm:

Theo Điều 301 Luật thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của luật này. “.

          Do vậy trong trường hợp này, công ty bạn và công ty B có thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng nên giá trị phạt vi phạm mà công ty B phải chịu được thực hiện theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên, theo Điều 301 Luật thương mại, mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm do không phải phạt vi phạm trong trường hợp kết quả giám định sai theo Điều 266 Luật thương mại 2005­­. Hai bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị là 10tỷ đồng. Do đó, mức phạt vi phạm tối đa mà công ty B phải chịu là 8% × 10.000.000.000 = 800.000.000 đồng (800 triệu đồng).

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com