Hợp đồng, giao dịch giữa công ty cổ phần với người có liên quan theo quy định của pháp luật

Hợp đồng, giao dịch giữa công ty cổ phần với người có liên quan

Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn và được thành lập theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định. Việc giao kết hợp đồng, giao dịch giữa công ty cổ phần với người có liên quan là một trong những quy định đã được pháp luật quy định. Vậy hợp đồng, giao dịch giữa công ty cổ phần với người có liên quan được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến:” Hợp đồng, giao dịch giữa công ty cổ phần với người có liên quan”

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý:  Luật doanh nghiệp 2020

1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty cổ phần với người có liên quan

Tại Điều 167 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan, theo đó, chủ thể có quyền chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị: 

(1)  Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;

(2) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

(3) Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật doanh nghiệp 2020.

– Đại hội đồng cổ đông chấp thuận hợp đồng, giao dịch như: (1)  Hợp đồng, giao dịch khác ngoài hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật, (2)  Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó.

+ Sở dĩ, quyền chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty cổ phần và người có liên quan được trao cho đại hội đồng cổ đông là bởi vì đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, họ là những người sở hữu công ty.

+ Về quyền hạn của đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần: trong công ty cổ phần, quyền lực của đại hội đồng cổ đông được thực hiện thông g qua các cuộc họp và bằng việc ra các quyết nghị. Thông thường, đo đại hội đồng họp mỗi năm một lần và cũng có thể họp bất thường. Với tính chất và tầm quan trọng của cuộc họp đại hội đồng cổ đông như vậy, nên pháp luật quy định rất thể về thẩm quyền triệu tập họp; Những người có quyền dự họp; Chương trình, nội dung cuộc họp; Điều kiện tiến hành cuộc họp; Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp; Hình thức thông qua Lai Cụ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông; Điều kiện để nghị quyết được thông qua; Biên bản họp đại hội đồng cổ đông; Hiệu lực các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

+ Về chức năng của đại hội đồng cổ đông: Chức năng của đại hội đồng cổ đông là ra các quyết nghị liên quan đến những vấn đề lớn quan trọng nhất trong công ty, như: Quyết định việc sửa đổi, bổ  sung Điều lệ công ty; Thông qua định hướng phát triển công ty; Quyết định loại phần, tổng số cổ phần từng loại; quyết định việc phân chia lợi nhuận; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị Kiểm soát viên. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; Quyết định việc tổ chức lại, giải thể công ty… Đó là những vấn đề quyết định tới sự tồn tại, phát triển của công ty

– Pháp luật cũng quy định về quyền của hội đồng quản trị trong quá trình chấp thuận hợp đồng, giao dịch với người có liên quan, đó là: Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật và có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty.

+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ti để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công tỉ không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Để Hội đồng quản trị thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách năng động, sáng tạo đáp ứng kịp thời các tín hiệu của thị trường, đồng thời tránh được sự lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, pháp luật phải quy định giới hạn quyền của Hội đồng quản trị, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

+ Về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị: Quy định quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ theo từng lĩnh vực quản lí kinh doanh của công ty như: kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm; vấn đề liên quan đến tài chính của công ty; phương hướng đầu tư, phát triển thị trường; những vấn đề liên quan đến tổ chức nhân sự của hội đồng, chẳng hạn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lí quan trọng khác trong công ty. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lí khác trong việc điều hành quản lý công ty…

+ Quy định về cuộc họp của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, vì vậy mọi quyết nghị của Hội đồng quản trị được bàn thảo, bỏ phiếu thông qua tại phiên họp. Do đó, pháp luật phải quy định về cuộc họp của Hội đồng quản trị trên những vấn đề chủ yếu như: Lịch họp, quyền triệu tập phiên họp, điều kiện tiến hành phiên họp; cách thức biểu quyết thông qua các quyết định; biên bản cuộc họp của Hội đồng quản trị…

+ Bên cạnh đó, trong trường hợp Hội đồng quản trị có người đại diện để ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Theo đó, trong hời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch ( trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác; thành viên Hội đồng quản trị có lợi ích liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết).

+ Ngược lại, Hội đồng quản trị có người đại diện ký kết hợp đồng, giao dịch mà chấp thuận hợp đồng, giao dịch theo quy định thì người đại diện công ty ký hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên về đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. 

+ Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của hợp đồng, giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Các cổ đông có lợi ích liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết; hợp đồng, giao dịch được chấp thuận theo quy định của pháp luật( trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác) 

+ Trong quá trình ký kết hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan thì sẽ xảy ra những khả năng đó là:  hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan được chấp thuận hoặc hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan bị vô hiệu. Trường hợp hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan không được ký kết theo đúng trình tự, thủ tục vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ bị vô hiệu theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật. Kéo theo đó, là những người có liên quan đến việc ký kết hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan sẽ phải chịu những trách nhiệm liên quan đến hành vi ký kết vi phạm quy định của pháp luật. Đó có thể là người ký kết hợp đồng, giao dịch, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

+ Về vấn đề ký kết hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan trong công ty cổ phần thì chủ thể có thể được tham gia ký kết đó là đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc. mặc dù vậy, bất kỳ một chủ thể nào tham gia vào ký kết hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan thì đều phải công khai hợp đồng, giao dịch có liên quan theo quy định của pháp luật có liên quan.

Pháp luật về doanh nghiệp đã quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, trong đó có điểm chung là cùng có quyền chấp thuận hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan. Tuy nhiên, khi tham gia vào ký kết hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan thì những chủ thể này phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định nhằm đảm bảo về tính công khai minh bạch trong quá trình ký kết hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan. Bởi thực chất, trong quan hệ ký kết hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan thì những chủ thể ký kết là những người đại diện cho công ty tham gia vào ký kết, xác lập hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan. Bên cạnh đó, cũng để đảm bảo về quyền và lợi ích của công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng, giao dịch với bên có liên quan.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com