Kê khai thuế là gì? Quy định về khai thuế thu nhập cá nhân của tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập?
Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi một công dân bởi vì thuế là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, được quy định để nhằm mục đích đảm bảo các phúc lợi xã hội cho chính người dân. Các chủ thể cần hiểu đầy đủ về thuế và các quy định pháp luật liên quan. Đây sẽ là tiền đề để mỗi cá nhân hay tổ chức có thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Về cơ bản, thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Trên thực tế, thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu kê khai thuế là gì và yêu cầu kê khai thuế đối với doanh nghiệp, cá nhân?
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Kê khai thuế là gì?
1.1. Khái quát về thuế:
Để hiểu kê khai thuế là gì trước tiên chúng ta cần có cái nhìn tổng thể về thuế, như sau:
Thuế thực chất được hiểu là một khoản trích được nộp bằng tiền, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước nhằm bù đắp những chi tiêu chung. Thuế từ lâu đã được xem như là nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với nhà nước. Theo đó, tùy vào mỗi quốc gia mà khoản thuế được đóng góp nộp vào ngân sách nhà nước cũng sẽ khác nhau, điều này được quy định chung theo hiến pháp và pháp luật.
Hiện nay, tại nước ta có nhiều loại thuế khác nhau, chúng ta nên nắm rõ từng loại để có sự phân biệt cho phù hợp. Nếu phân loại theo đối tượng chịu thuế, chúng ta sẽ có ba loại thuế cơ bản như sau:
– Thuế thu nhập: Bao gồm thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thuế tiêu dùng: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
– Thuế tài sản: Bao gồm thuế bất động sản và thuế động sản.
Nếu phân chia theo tính chất, sẽ có những loại như sau:
– Nhóm thuế trực thu: Đây là những loại thuế nhà nước trực tiếp vào pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được. Các chủ thể là người nộp thuế chính là người chịu thuế, không có khả năng thu hồi lại tiền ví dụ như thuế thu nhập cá nhân.
– Nhóm thuế gián thu: Đây là loại thuế đánh vào giá trị hàng hóa lưu chuyển trên thị trường. Loại thuế gián thu thì người trực tiếp nộp thuế sẽ không phải là người chịu thuế, nó được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân người dùng là những người chịu thuế.
Ngoài những cách phân loại cụ thể được nêu trên thì có phương pháp khác đó chính là dựa theo đối tượng cụ thể để đánh thuế.
Ta nhận thấy, thuế có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế hay xã hội của một quốc gia. Không những thế, thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia.
1.2. Kê khai thuế là gì?
Ta hiểu kê khai thuế như sau:
Hiểu một cách đơn giản thì kê khai thuế là việc một doanh nghiệp (cụ thể là người nộp thuế) sẽ thực hiện kê khai thuế trên máy tính riêng cố định của mình rồi sau đó nộp tờ khai thuế thông mang mạng Internet. Tất cả các quá trình nộp thuế qua mạng của các doanh nghiệp sẽ đều được thực hiện trên máy tính có kết nối mạng vì vậy doanh nghiệp(người nộp thuế) không cần phải trực tiếp nộp hồ sơ bằng giấy đến Cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Đây là một dịch vụ Thuế điện tử được pháp luật về Thuế quy định và áp dụng cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kê khai thuế qua mạng và đây cũng là hình thức tự nguyện.
Mục tiêu của việc thiết lập hệ thống kê khai thuế như sau:
– Hình thức kê khai thuế qua mạng sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục nộp thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp thuế.
– Khi các chủ thể là người đại diện đi vắng có thể giao quản lý chữ ký số cho người tin cậy để ký tờ khai thuế.
– Hình thức kê khai thuế qua mạng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng quá tải tại Cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ kê khai thuế của các doanh nghiệp.
– Hình thức kê khai thuế qua mạng hướng tới mục tiêu hệ thống kê khai thuế, nộp thuế hiện đại, tốt nhất.
Như vậy, ta nhận thấy, hình thức kê khai thuế qua mạng có những vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, đem lại những lợi ích to lớn cho các cá nhân và tổ chức trên địa bàn cả nước, giảm thời gian, công sức và tiền bạc.
1.3. Trình tự đăng ký kê khai thuế:
Sau khi các chủ thể đã đáp ứng đầy đủ điều kiện để đăng ký kê khai thuế qua mạng theo quy định của cơ quan thuế, doanh nghiệp tự nguyện đăng ký kê khai thuế theo các bước sau đây:
– Bước 1: Đăng ký chữ ký số.
– Bước 2: Đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng.
Kê khai thuế là một hình thức linh hoạt và hiện đại được tạo lập nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước hiện nay. Và với hình thức kế khai thuế qua mạng Internet này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hệ thống tất cả các doanh nghiệp là người nộp thuế và cho cả Cơ quan thuế Nhà Nước giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu những rủi ro, mất mát về dữ liệu.
Kê khai thuế là một hình thức nộp thuế điện tử được quy định bởi Cơ quan thuế nhưng không mang tính bắt buộc bởi vì vậy mà các doanh nghiệp có thể tự nguyện tham gia kê khai thuế.
Các chủ thể nếu muốn kê khai thuế thì cần thực hiện đúng các bước được nêu cụ thể bên trên. Việc đóng thuế có những vai trò rất quan trọng đối với các cá nhân hay tổ chức. Nguồn thu này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết được sử dụng để nhằm mục đích bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan,…
2. Quy định về khai thuế thu nhập cá nhân của tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập:
Thuế thu nhập cá nhân được hiểu như sau:
Thuế thu nhập cá nhân được hiểu cơ bản là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ được gọi là thuế thu nhập cá nhân.
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế là những đối tượng đánh thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
– Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Theo Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012 quy định nội dung như sau:
“6. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;…”.
Ngoài ra, tại Điểm 9.9 Khoản 9 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“9.9. Hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với tiền lương, tiền công
a) Hồ sơ khai thuế tháng, quý
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công) mẫu số 05/KK-TNCN”
Căn cứ các quy định nêu trên, ta nhận thấy, chỉ trường hợp tổ chức, cá nhân phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân mới thuộc diện phải khai thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Do đó, trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì không thuộc diện điều chỉnh của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng/quý nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân của tháng/quý đó.
Các cá nhân hay tổ chức sẽ cần nghiên cứu hướng dẫn nêu trên và căn cứ tình hình thực tế phát sinh tại đơn vị để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc khai thuế thu nhập cá nhân. Khoản thuế thu nhập cá nhân cần được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Đây là một trong số những chi phí dùng để trang trải cho việc bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng.
Việc thu thuế thu nhập cá nhân sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp thực hiện dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức thực hiện.