Khai báo tạm vắng ở đâu? Thủ tục khai báo tạm vắng?

Khai báo tạm vắng được thực hiện khi nào? Nơi khai báo tạm vắng? Thủ tục khai báo tạm vắng?

Cơ chế quản lý công dân Việt Nam ở trong nước hiện nay gồm có hoạt động quản lý tạm trú và thường trú. Đối với các công dân không tiếp tục sinh sống tại nơi thường trú trong một thời gian nhất định mà không thay đổi nơi thường trú thì phải tiến hành khai báo tạm vắng. Vậy thủ tục khai báo tạm vắng được thực hiện ở đâu và thực hiện như thế nào, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

* Cơ sở pháp lý:

– Luật Cư trú năm 2020;

– Thông tư số 55/2021/TT- BCA ngày 15 tháng 5 năm 2021 do Bộ Công an ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

1. Khai báo tạm vắng được thực hiện khi nào?

Khai báo tạm vắng được hiểu là công dân Việt Nam thực hiện việc thông báo sự vắng mặt của mình tại địa phương trong một khoảng thời gian nhất định với cơ quan quản lý Nhà nước về cư trú tại địa phương. Việc khai báo tạm vắng này nhằm giúp cơ quan nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm quản lý dân cư của mình đồng thời cũng có thể kiểm soát sự có mặt của dân cư, và đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn của dân cư.

Tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú năm 2020 quy định về các trường hợp cá nhân cần tiến hành khai báo tạm vắng, cụ thể:

Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết áphạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên (điểm a, Khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú năm 2020). 

Các chủ thể này phải thực hiện khai báo tạm vắng do họ đang có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc đang chịu trách nhiệm hình sự, đây là những chủ thể bị hạn chế quyền tự do cư trú. Nếu để các chủ thể này tự do di chuyển, cư trú đến một nơi khác thì dễ dẫn đến việc trốn tránh, đào tẩu để không phải chịu trách nhiệm hình sự, đặc biệt đi cùng với đó chính là khả năng các chủ thể này tiếp tục thực hiện các tội phạm mới, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Khi các chủ thể này được tại ngoại thì cơ quan quản lý cư trú chính là cơ quan trực tiếp quản lý về di chuyển của các đối tượng này, do vậy, các chủ thể này khi di

Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng  đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên.

Tương tự nhóm đối tượng trên, nhóm đối tượng này cũng phải thực hiện khai báo do họ đang chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước tại địa phương. Các cơ quan nhà nước phải biết được những cá nhân này đi đâu, lịch trình như thế nào, lý do chữa bệnh,… phòng các trường hợp bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ, tiếp tục tái diễn các hành vi vi phạm của các cá nhân này. Việc khai báo tạm vắng ở đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với các cá nhân. 

Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc đối với nam giới từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi (27 tuổi đối với các cá nhân theo học cao đẳng, đại học). Việc ra khỏi khu vực huyện cư trú, thì các cá nhân này phải thực hiện khai báo để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc quản lý, điều chỉnh việc thực hiện các nghĩa vụ phù hợp với quy định của pháp luật. 

Các công dân còn lại không thuộc ba nhóm đối tượng trên đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên, đồng thời các cá nhân này cũng không đăng ký tạm trú tại nơi khác hoặc ra nước ngoài thì phải tiến hành khai báo tạm vắng tại địa phương. Việc khai báo này nhằm để các cơ quan quản lý nhà nước quản lý nhân khẩu tại địa phương một cách chính xác, kịp thời nắm bắt các thông tin về cá nhân tạm vắng. Đối với các cá nhân đã đăng ký tạm trú ở nơi khác hoặc cá nhân đi ra nước ngoài thì không cần thiết thực hiện khai báo tạm vắng. 

2. Nơi khai báo tạm vắng

Kế thừa quy định tại Luật Cư trú cũ thì Luật Cư trú năm 2020 kế thừa quy định về luật cũ về địa điểm khai báo đó chính là cơ quan đăng ký cư trú nơi người khai báo cư trú. Cơ quan đăng ký cư trú ở đây chính là  xã, phường, thị trấn. Các cá nhân sẽ thực hiện khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan này hoặc thực hiện tại các địa điểm khai báo do Công an xã, phường, thị trấn lựa chọn để thực hiện hoạt động khai báo.

Bên cạnh việc khai báo trực tiếp, thì các cá nhân có thể thực hiện khai báo tạm vắng thông qua các phương thức khác như khai báo bằng cách gọi và số điện thoại hoặc gửi thư điện tử đến hộp thư điện tử dùng để khai báo tạm vắng do Công an xã, phường, thị trấn đã thông báo hoặc niêm yết.

Hiện nay, việc quản lý dân cư được quản lý qua cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia về dân cư, do đó mà người dân không cần trực tiếp đến các trụ sở Công an xã để khai báo vẫn thực hiện được hoạt động khai báo thông qua trang thông tin điện tử của Công an xã, phường, thị trấn (nếu có) hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;

Và phương thức mới để khai báo nữa đó chính là qua ứng dụng trên thiết bị điện tử. Hiện nay Nhà nước, Bộ Công an phát triển ứng dụng dùng để khai báo tạm vắng trên các hệ điều hành điện thoại như Android, iOS,… Việc sử dụng ứng dụng để khai báo tạm vắng giúp người dân thuận tiện, linh hoạt trong việc khai báo, giảm những thủ tục rườm rà, bắt buộc trước đây, đồng thời cũng giúp Công an xã thực hiện việc quản lý đơn giản mà hiệu quả hơn. 

3. Thủ tục khai báo tạm vắng

Như ở trên đã viết, công dân có thể lựa chọn hình thức khai báo tạm vắng phù hợp để thực hiện khai báo. Đối với các cá nhân thuộc nhóm đối tượng thứ nhất và nhóm đối tượng thứ hai phải thực hiện khai báo được đề cập ở Mục 1 phải thực hiện khai báo tạm vắng tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc địa điểm do Công an xã, phường, thị trấn lựa chọn để thực hiện việc khai báo tạm vắng. Còn các nhóm đối tượng còn lại có thể lựa chọn một trong các phương thức khai báo tạm vắng được liệt kê ở mục 2 để thực hiện khai báo.

Chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động khai báo đó chính là cá nhân di chuyển thuộc trường hợp phải khai báo, đối với cá nhân là người chưa thành niên thì hoạt động khai báo tạm vắng sẽ do bố, mẹ của họ thực hiện. 

Để thực hiện hoạt động khai báo tạm vắng, thì các cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ cần thiết để khai báo. Hồ sơ khai báo tạm vắng ở đây chính là đề nghị khai báo tạm vắng phải đáp ứng theo mẫu mà Bộ Công an ban hành. Ngoài ra nhóm đối tượng bắt buộc phải khai báo tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn còn phải có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó trong hồ sơ khai báo tạm vắng. Nội dung khai báo tạm vng bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến. (Khoản 4 Điều 31 Luật Cư trú năm 2020). 

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì các chủ thể tiến hành gửi hồ sơ này đến cơ quan có thẩm quyền theo phương thức mà họ bắt buộc phải thực hiện hoặc lựa chọn thực hiện để khai báo.

Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Khi hồ sơ do cá nhân nộp đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ mà Công an xã nhận được chưa đầy đủ thì tiến hành hướng dẫn các chủ thể nộp hồ sơ tiến hành bổ sung, hoàn thiện theo quy định và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Còn đối với các trường hợp từ chối nhận hồ sơ khi hồ sơ không đủ điều kiện thì Công an xã sẽ cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ

Thời hạn giải quyết hồ sơ khai báo tạm vắng là trong thời hạn 01 ngàlàm việc kể từ ngày Công an xã, phường, thị trấn nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, thời hạn này có thể gia hạn nhưng không quá 2 ngày. Kết quả của việc xác nhận khai báo tạm vắng đó chính là cấp phiếu khai báo tạm vắng cho cá nhân đề nghị.  

Sau đó, Công am xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com