Khái niệm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm? Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm?
Trong khi đất nước ngày càng phát triển keo theo đó là những nhu cầu liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi cá nhân trong tương lai đối với các rủi ro trong cuộc sống ngày càng trở nên cần thiết hơn. Cũng chính vì nhận thức của người dân thay đổi và hướng tới những lợi nhuận mà bảo hiểm đem lại cho mình nêu như có các vấn đề rủi ro về con người và về tài sản thì sẽ được bảo hiểm thực hiện chi trả nếu như những cá nhân, tổ chức đó thực hiện việc tham gia đóng bảo hiểm. Tuy nhiên cũng dựa trên sự thiếu hiểu biết của người dân mà có một số cá nhân, tổ chức dựa vào các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào thị trường bảo hiểm mà pháp luật vốn quy định về bảo vệ quyền lợi của những đối tượng này.
Do đó, pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định liên quan đến vấn đề để tư vấn bảo hiểm cho khách hàng, tính toán được rủi ro, tính toán bảo hiểm,… để người tham gia mua bảo hiểm có thể dựa vào đó để quyết định việc nên mua loại bảo hiểm nào để phù hợp với nhu cầu của cá nhân mình. Nắm bắt được những mối lo ngại đó thì pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Vậy theo như quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm của việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là gì? Điều kiện để cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có nội dung ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về vấn đề này như sau:
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái niệm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Trên cơ sở quy định tại Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về định nghĩa của khái niệm về dịch vụ phù trợ bảo hiểm đó là: “Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm”.
Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành còn đưa ra các quy định liên quan đến nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:
– Một là, trong quá trình cung cấp dịch vụ phù trợ bảo hiểm thì cần phải đảm bảo tính trung thực, khách quan và minh bạch nhất để nhằm mục đích bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong quá trình tham gia vào hợp đồng bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trung thực, khách quan, minh bạch được biết đến là một trong những nội dung luôn luôn được pháp luật đặt ra để các hoạt động liên quan đến các chủ thể là nhân dân thì rất cần thiết đến sự công khai minh bạch này.
– Hai là, trong quá trình cung cấp dịch vụ phù trợ bảo hiểm thì cần phải tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm. Bởi vì pháp luật hiện hành đưa ra quy định này là do việc hoạt động dịch vụ phù trợ này liên quan đến những giám định về tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm thì cần phải thực hiện theo đúng những kỹ thuật mà pháp luật đưa ra để áp dụng trong trường hợp này.
– Ba là, trong quá trình cung cấp dịch vụ phù trợ bảo hiểm thì cần phải tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội – nghề nghiệp ban hành. Việc đua ửa quy định này là bởi vì những chi trả của bảo hiểm thì đều chỉ được áp dụng và sảy ra khi có những rủi ro và các cá nhân thật sự cần thiết đến khoản chi trả này nên vấn đề đạo đức trong quá trình hoạt động dịch vụ phù trợ bảo hiểm được biết đến là những nội dung không thể nào thiếu mà pháp luật hiện hành có thể bỏ qua.
Ngoài việc đưa ra quy định về nguyên tắc thì theo như quy định của pháp luật hiện hành cũng có quy định và nhắc đến trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Một trong những trách nhiệm mà các ngành dịch dụ cần phải thực hiện tốt và tuân thủ các quy định về việc giữ bí mật thông tin khách hàng việc này thể hiện sự tôn trong các thông tin cá nhân của khách hàng và đồng thời không vi phạm các quy định liên quan đến việc xâm phạm thông tin cá nhân của khách hàng để tránh các rủi ro không đáng có về vấn đề thông tin bị tiết lộ. Bên cạnh đó thì khi khách hàng cũng cấp thông tin cá nhân thì các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng chỉ được sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng. và chỉ được cũng cấp thông tin của khách hàng khi pháp luật quy định là được cũng cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, thì để đảm bảo được tính chuyên môn và không gặp phải những rủi do từ các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện việc mua bảo hiểm thì pháp luật cũng quy định những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm này cần phải thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài việc phải giữ bí mật về thông tin của khách hàng thì các mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng phải giữ kín và bảo quản không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Được nhận định là một trong các nhu cầu đang được các cá nhan tổ chức quan tâm rất lớn, không những thế mà dịch vụ phụ trợ cũng được xem là một trong các dịch vụ liên quan trực tiếp đến vấn đề chi trả bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Do đó để có thể thực hiện hoạt động cung cấp dịch dụ phụ trợ bảo hiểm thì các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động cung cấp dịch dụ phụ trợ bảo hiểm này cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định như sau:
Thứ nhất, đối với những cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
Để đáp ứng được tính chất của công việc thì pháp luật quy định cá nhân hoạt động trong dịch vụ này phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên đồng thời thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bên cạnh đó thì việc quy định về trình độ cũng đã phần nào đó liên quan đến độ tuổi được tham gia làm việc trong dịch vụ này đó là việc cá nhân phải có đầy đủ văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện và cũng cấp đủ nguồn nhân lực cho loại hình dịch vụ mới này thì pháp luật hiện hành cũng đua ửa các quy định về việc đối với các cá nhân nếu không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.
Thứ hai, đối với những tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
Đối với những tố chức cũng cấp dịch vụ phị trợ bảo hiểm thì đặc biệt là phải có tư cách pháp nhân theo như quy định của các pháp luật hiện hành thì được thành lập và hoạt động hợp pháp.
Bên cạnh đó, các cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện như tác giả đã nêu ở trên về điều kiện của cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm. Không những thế mà các cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.
Từ các điều kiện vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng, các quy định của Luật hiện hành đã phần nào đó thể hiện việc chuẩn hoá các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trên tinh thần mới đó là việc thể hiện sự mở cửa. Đồng thời thì những hoạt động của dịch vụ này sẽ có nhưng sự kiểm soát bằng điều kiện năng lực chuyên môn theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Ở Luật hiện hành thì tác giả nhận thấy là không có đưa ra các quy định về những điều kiện về đăng ký hay các hồ sơ, trình tự thủ tục để cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp phụ trợ bảo hiểm mà chỉ đưa ra các điều kiện để các tổ chức, cá nhân dựa vào đó để xem mình có đủ điều kiện để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hậu kiểm.
Như nhận định này của tác giả thì có thể thấy luật quy định như vậy là nhằm mục đích giúp hoạt động dịch vụ này dưới góc độ pháp lý dần trở nên phù hợp với chủ trương đổi mới trong phương thức quản lý nhà nước. Song quy định này cũng đã tạo nên những thuận lợi cho tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, giúp doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.