Khái niệm vật tiêu hao là gì? Vật không tiêu hao là gì?

Vật tiêu hao là gì? Vật không tiêu hao là gì? Đặc điểm vật tiêu hao và vật không tiêu hao? Quy định pháp luật về vật tiêu hao và vật không tiêu hao?

Vật được xem là một loại tài sản khi thỏa mãn những điều kiện như: là bộ phận của thế giới vật chất; được con người chiếm hữu, mang lại lợi ích; tồn tại hoặc hình thành trong tương lai; phải có giá trị đặc trưng. Vật trong đời sống theo quy định pháp luật được chia thành nhiều loại khác nhau và có những đặc tính khác nhau.

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

1. Vật tiêu hao là gì?

Thứ nhất, khái niệm vật

Vật được xem là tài sản và được quy định rõ tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015.

Vật được chia thành các loại bao gồm: vật chính và vật phụ; vật chia được và vật không chia được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật đồng bộ.

Vật được công nhận là một loại tài sản khi thỏa mãn được những điều kiện:

  • Khi vật là bộ phận của thế giới vật chất
  • Được con người chiếm hữu, mang lại lợi ích cho chính chủ thể đó
  • Tồn tại hoặc hình thành trong tương lai.
  • Vật phải có giá trị đặc trưng, trở thành đối tượng của giao dịch dân sự.

Thứ hai, khái niệm vật tiêu hao và ví dụ

  • Tại Khoản 1 Điều 112 Bộ luật dân sự 2015 quy định, vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Ở đây, do bản chất của vật tiêu hao là đã mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng ban đầu, nên trong hợp đồng thuê hoặc hợp đồng cho mượn, vật tiêu hao không thể là đối tượng trong các quan hệ đó. Như vậy có thể mặc định một cách đơn giản, vật tiêu hao chính là những vật đã qua sử dụng và mất đi tính chất, giá trị ban đầu. Vật tiêu hao thường xuất hiện trong đời sống dưới dạng các đồ vật như đồ ăn, sản phẩm đời sống….

Ví dụ về vật tiêu hao: đồ ăn, xà bông, sữa tắm…. là những vật sau khi sử dụng đã làm mất đi đặc tính ban đầu và không còn giá trị nguyên vẹn

2. Vật không tiêu hao là gì?

  • Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu, được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 112 Bộ luật dân sự 2015.
  • Dù đã qua nhiều lần sử dụng, nhưng nếu như vật có thể giữ lại được tính chất và giá trị của vật, có thể được xem là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mượn. Vật tiêu hao thường tồn tại dưới một số dạng nhất định như động sản, bất động sản,..

Ví dụ về vật không tiêu hao: nhà ở, máy móc, linh kiện, thiết bị gia dụng…

Vật tiêu hao có tên tiếng anh là: consumables

  • Consumables are objects that, after being used once, lose or fail to retain their original usable properties, shapes and functions. and consumables cannot be the subject of a lease or loan agreement.

Vật không tiêu hao có tên tiếng anh là: non-consumable item

  • A non-consumable object is an object that, when used many times, basically retains its original properties, shape and usability. A non-consumable item may be the subject of a lease or a loan agreement.

3. Đặc điểm vật tiêu hao và vật không tiêu hao:

Vật tiêu hao và vật không tiêu hao đều là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại khoản 1 Điều 105 ( tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản ). Để một vật được xem là tài sản phải đáp ứng được nhu cầu của con người, nằm trong sự chiếm hữu của con người và có giá trị đặc trưng, trở thành một trong những đối tượng của giao dịch dân sự. Như vậy, vật tiêu hao và vật không tiêu hao đã đáp ứng được những điều kiện nhất định của tài sản.

Vật tiêu hao và vật không tiêu hao có những đặc tính nhất định, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Bản chất của vật là có thể sử dụng, một số vật tiêu hao như xà bông, đồ ăn tuy làm mất đi đặc tính ban đầu sau khi sử dụng và không được sử dụng trong giao dịch dân sự. Vật không tiêu hao tuy làm mất đi đặc điểm ban đầu nhưng vẫn giữ được tính chất và giá trị, là đối tượng trong giao dịch dân sự, nhưng xét về bản chất chung của cả hai thì đều là đối tượng được sử dụng trong cuộc sống và hàng ngày, phục vụ nhu cầu sinh hoạt ( xe máy, linh kiện, bất động sản.. )

Vật tiêu hao và vật tiêu hao tồn tại hoặc hình thành trong tương lai. Lấy ví dụ là xà bông, mục đích chủ yếu là phục vụ hoạt động sinh hoạt hàng ngày, xà bông được sản xuất và tiêu thụ liên tục, là sản phẩm thiết yếu mang lại giá trị cao. Xà bông cũng được xem như vật tiêu hao tồn tại và hình thành trong tương lai. Một ví dụ khác là bất động sản là nhà ở chung cư, nhà ở chung cư được xem là tài sản hình thành trong tương lai. Đây cũng được xem à vật tiêu hao có đặc tính riêng biệt, có thể sẽ qua sử dụng nhiều lần trong tương lai, nhưng vẫn giữ được giá trị và đặc trưng ban đầu là để ở. Vậy nên tài sản tiêu hao và tài sản không tiêu hao có đặc điểm là tồn tại và hình thành trong tương lai.

Vật tiêu hao và vật không tiêu hao đều được trị giá bằng tiền. Đặc tính của vật được trị giá bằng tiền giúp vật có giá trị hơn. Tiền là thước đo chuẩn mực của các vật, được Nhà nước phát hành để bảo đảm giá trị các tài sản khác, có tính thanh khoản cao, dùng để trao đổi và thỏa mãn bản thân, mang tính dễ thu nhận.

4. Quy định pháp luật về vật tiêu hao và vật không tiêu hao:

Như đã nói ở phần khái niệm, vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Bởi vì tính chất của vật tiêu hao là làm mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tình năng ban đầu, nên trong hợp đồng thuê hoặc hợp đồng cho mượn, vật tiêu hao không thể là đối tượng được sử dụng đến.

Vì là đối tượng được sử dụng trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, như xà bông, dầu gội, đồ ăn,… không có giá trị lớn, và dễ mất đi đặc tính ban đầu, vật tiêu hao không thể là đối tượng trong hợp đồng. Thông thường trong những trường hợp như thế này, khi chủ sở hữu cho người khác mượn vật tiêu hao thường rất khó để kiện đòi lại vật, vật tiêu hao được mặc định là đã được người khác chiếm hữu sử dụng, thường xảy ra nhiều trong cuộc sống hàng ngày.  Tuy nhiên, trong một số  trường hợp chủ sở hữu có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản nếu người mượn cố tình làm hỏng vật tiêu hao hoặc có văn bản xác nhận người mượn mượn vật tiêu hao của chủ sử hữu nhưng cố tình không trả và chiếm hữu lâu dài, gây ảnh hưởng về tài sản.

Đối với vật không tiêu hao, vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu thì được gọi là vật không tiêu hao. Ở đây, xét về đối tượng và giá trị thì vật không tiêu hao vẫn được sử dụng trong các hợp đồng thuê hoặc hợp đồng cho mượn. ( bất động sản hoặc động sản )

Ngoài ra, vật không tiêu hao còn có thể là vật chứng để chứng minh trong các vụ án dân sự và hình sự để chứng minh quyền và lợi ích của bên có quyền. Là điều kiện để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền yêu cầu người đang chiếm hữu vật có nghĩa vụ trả lại tài sản theo phương thức kiện dân sự đòi lại tài sản.

Về quy định pháp luật đã được quy định cụ thể thì trong quan hệ thuê, mượn tài sản, bên thuê, mượn phải sử dụng vật đúng tính năng, công dụng của vật trong thời hạn thuê, mượn hoặc mục đích thuê, mượn đã đạt được thì bên thuê, mượn có nghĩa vụ trả lại vật thuê cho chủ sở hữu hoặc cho bên có quyền cho thuê.

Thứ hai, quy định về quyền hưởng dụng của vật tiêu hao và vật không tiêu hao

Căn cứ để xác lập quyền hưởng dụng là được xác lập theo thỏa thuận giữa hai bên, hoặc theo quy định của pháp luật

Bản chất của vật không tiêu hao là đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu, nên vật không tiêu hao được sử dụng làm đối tượng trong các hợp đồng thuê hoặc hơp đồng cho mượn. Khi một chủ thể giao kết hợp đồng với chủ sở hữu vật, chủ thể đó được quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định (quy định tại Điều 257 Bộ luật dân sự 2015 ). Quyền hưởng dụng không là quyền sở hữu mà chỉ là chỉ là “quyền khác đối với tài sản” nên tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người khác người hưởng dụng và người có quyền hưởng dụng chỉ được trao một số quyền năng giống như một số quyền năng của chủ sở hữu. Khi hết quyền hưởng dụng, người có quyền hưởng dụng phải trả lại vật về với chủ sở hữu, trừ trường hợp khác.

Ví dụ về xác lập quyền hưởng dụng đối với vật không tiêu hao: Vì nhu cầu kiếm thêm thu nhập, anh A có một chiếc xe ô-tô 7 chỗ ít khi sử dụng. Biết nhu cầu vận chuyển hành khách du lịch trong mùa lễ hội tăng cao, anh A đồng ý cho anh B thuê chiếc xe 7 chỗ của mình. Sau khi kí xong hợp đồng thuê, anh B có các quyền hưởng dụng như anh A, tuy nhiên anh B không được quyền bán hay làm bất cứ hoạt động gì khác theo đúng thỏa thuận quy định trong hợp đồng đã kí.

Tuy nhiên, quyền hưởng dụng và quy định về quyền hưởng dụng chỉ có thể áp dụng cho vật không tiêu hao ( do vẫn còn đặc tính và chưa làm mất đi công năng ban đầu ) mà không áp dụng cho vật tiêu hao. Nguyên nhân là vì vật tiêu hao là vật đã làm mất đi đặc tính và công năng ban đầu, không phải là đối tượng để dùng làm trong giao dịch dân sự hoặc trong hợp đồng, không thể giải quyết. Trên thực tế những trường hợp tranh chấp về vật tiêu hao hầu như là không xảy ra nhiều hoặc xảy ra ít, thường là trong phạm vi người thân, hàng xóm và giá trị tranh chấp không đáng kể. Ngược lại đối với vật không tiêu hao, phạm vi bảo vệ của Luật là nhiều. Việc phân biệt phạm vi giữa vật tiêu hao và vật không tiêu hao nhằm mục đích và ý nghĩa về hệ quả của việc thoả thuận cấp cho quyền hưởng dụng và thời hạn hưởng quyền. Nếu quyền hưởng dụng được xác lập trên vật tiêu hao thì tài sản có được từ quyền hưởng dụng này người hưởng dụng có thể tiêu dùng, chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu tài sản bị hưởng dụng (đối tượng của quyền hưởng dụng) là vật tiêu hao thì người hưởng dụng không thể trả lại vật đó”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com