Kiểm soát gián tiếp là gì? Thế nào là giám sát doanh nghiệp gián tiếp? Phương thức tổ chức giám sát?
Đối với một doanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển thì không thể thiếu các hoạt động kiểm soát và giám sát đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thông qua các báo cáo tài chính của công ty. Qua quá trình này có thể phát hiện ra điểm yếu và những thiếu sót của doanh nghiệp cần khắc phục và có các giải pháp điều chỉnh.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Kiểm soát gián tiếp là gì?
Về thuật ngữ kiểm soát chúng ta có thể hiểu về kiểm soát là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu. Theo đó nên kiểm soát gián tiếp là nội dung kiểm soát thông qua các dữ liệu báo cáo tài chính hay kết quả của doanh nghiệp hoạt động…
2. Thế nào là giám sát doanh nghiệp gián tiếp?
Ngày 06/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Nghị định này quy định về:
– Giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
– Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước.
– Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước.
– Công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, giám sát doanh nghiệp gián tiếp là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 87/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Giám sát gián tiếp là việc theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Như vậy nên chúng ta có thể hiểu hoạt động tổ chức thực hiện giám sát tài chính gồm theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh nghiệp. Như vậy nên trong trường hợp đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, biện pháp giám sát tài chính đặc biệt được áp dụng với các quy trình giám sát tài chính chặt chẽ và được các cơ quan có thẩm quyền theo dõi và chấn chỉnh. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhà nước xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp.
Nội dung giám sát tài chính bao gồm:
+ Giám sát bảo toàn và phát triển vốn; Giám sát quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (hoạt động huy động, thực hiện, giải ngân đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư;
+ Quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; lưu chuyển tiền tệ; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
+ Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ);
+ Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp;
+ Giám sát việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp;
+ Cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo đó thông qua các nội dung nêu trên ta thấy để có thể thực sự hoàn thiện và đẩy mạnh việc triển khai các quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát tài chính góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương kỷ luật tài chính doanh nghiệp nhà nước nói riêng, kỷ luật tài chính quốc gia nói chung.
3. Phương thức tổ chức giám sát:
Căn cứ theo quy định tại điều 7. Phương thức tổ chức giám sát Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sạu:
1. Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
2. Quý IV năm trước, Bộ Tài chính lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, công bố trước ngày 31 tháng 01 hằng năm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được công bố.
3. Chế độ báo cáo:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 hàng năm. Nội dung Báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Bộ Tài chính lập Báo cáo giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước, báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
4. Trường hợp phát hiện vi phạm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phạm vi đầu tư vốn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này ta thấy hiện nay đối với việc xác định vai trò và vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế giai đoạn thời kỳ mới do đó cách tiếp cận quản lý, giám sát doanh ghiệp nhà nước này được triển khai theo phương pháp và quan điểm mới. Phương thức tổ chức giám sát doanh nghiệp nhà nước được thực hiện đồng bộ và toàn diệncụ thể như giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, trong và sau; trong đó tập trung giám sát trước và giám sát sau. Giám sát trước là việc xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp. Giám sát sau là việc kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp luật của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó qua các nội dung giám sát ta thấy rõ về mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp để đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và theo đó cũng để đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh và có thể giúp Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh, thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Kết luận: Như vậy thông qua các nội dung đã phân tích và đưa ra như trên ta có thể thấy hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và chủ thể quản lý doanh nghiệp đưa ra những giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trên thực tế ta thấy rất rõ đối với các phương thức giám sát tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước còn chưa rõ nét, hầu hết chỉ giám sát sau một cách gián tiếp. Cũng từ đó chúng tôi cho rằng công tác nghiên cứu bổ sung phương thức giám sát trực tiếp, phương pháp giám sát gián tiếp đối với lĩnh vực tài chính là cần thiết.