Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Quy định về quyền kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ? Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ? Thủ tục tạm ngừng hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Hiện nay đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì để có thể đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ được đảm bảo chất lượng và tuân thủ đúng các quy định mà pháp luật đề ra thì không thể không nói tới vai trò của công tác kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Hoạt động này được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, để hiểu thêm về vấn đề này tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: 

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019

Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Quy định về quyền kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ quy định cụ thể như sau:

“Điều 34. Quyền yêu cầu kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.”

Như vậy chúng ta có thể hiểu quy định này đó là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và có hành vi vi phạm pháp luật. Chủ sở hữu có thể trực tiếp nộp đơn hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để nộp đơn yêu cầu đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết những hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ này..

2. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 216 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:

“1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.2. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.”

Theo quy định này chúng ta thấy mục đích của việc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích để thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Theo Khoản 2 Điều 216 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định:

“2. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.”

Như vậy điều luật này chỉ ra vấn đề đối với việc tạm ngừng làm thủ tục hải quan hay còn được gọi đầy đủ là tạm ngừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đây là một trong hai biện pháp được áp dụng của biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bên cạnh biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chỉ khi có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ về tạm dừng làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan mới thực hiện thủ tục này.

Trong quá trình thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu phát hiện hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử. Theo Điều 218 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 28 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định có các hình thức phạt vi phạm hành chính như: Hình phạt chính bao gồm cảnh cáo hoặc phạt tiền, hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Thủ tục tạm ngừng hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Bước 1: Đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền nộp bộ hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đang thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Chi cục Hải quan nơi đang thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và điều kiện theo quy định; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan và gửi quyết định tạm dừng trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, đồng thời fax ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trường hợp không chấp nhận đơn đề nghị thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 3: Xác định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm hoặc không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chi cục Hải quan quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục hành chính khi đã khẳng định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở kết luận giám định về sở hữu trí tuệ của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ; ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý Nhà nước khác; tài liệu, chứng cứ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cung cấp.

Bước 4: Quyết định tạm giữ hàng hóa

Chi cục Hải quan quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Thực hiện xử lí vi phạm hành chính

Chi cục Hải quan thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, Chi cục Hải quan thông báo bằng văn bản buộc người vi phạm phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra và hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan tiền đảm bảo đã nộp.

Bước 6: Tiếp tục làm thủ tục hải quan

Bước 7: Thanh toán các khoản chi phí phát sinh

2. Cách thức thực hiện:

Thủ công (nộp hồ sơ giấy theo quy định).

3. Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm nhận được đủ bộ hồ sơ theo quy định, nếu chấp nhận đơn đề nghị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 03-SHTT và gửi quyết định trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, đồng thời fax ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan nơi đang thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan nơi đang thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học & Công nghệ; Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao

6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Gửi quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 03-SHTT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BTC trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trường hợp không chấp nhận đơn đề nghị thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

7. Phí, lệ phí: Không

Trên đây là thông tin do công ty Luật LVN Group chúng tôi cung cấp về nội dung ” Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ” và các thông tin pháp lý khác liên quan tới nội dung này. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com