Khái quát chung về kiến trúc sư? Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư? Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư?
Trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay thì kiến trúc sư là một trong nhiều ngành nghề được nhiều người lựa chọn. Đời sống phát triển nên nhu cầu ăn, ở, đi lại của con người đang ngày càng nâng cao. Một trong số đó là nhu cầu tìm kiếm kiến trúc sư thiết kế bản vẽ với những kiến trúc độc đáo, tiện nghi, hài hòa và sang trọng. Kiến trúc sư đang là một trong những ngành nghề được quan tâm trong vài năm trở lại đây, kiến trúc sư có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm ở đa dạng mảng, lĩnh vực với mức thù lao cao. Bên cạnh đó, nếu đủ khả năng và mối quan hệ rộng có thể nhận thêm những dự án ngoài để tăng thu nhập.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Khái quát chung về kiến trúc sư:
Kiến trúc sư được hiểu là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc cũng như dự báo sự cách tân và phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Kiến trúc sư cung cấp các biện pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kĩ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.
Kiến trúc sư trên thực tế là người trực tiếp phải chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình, nội thất, cảnh quan dựa trên cơ sở đưa ra những giải pháp về công năng, tính thẩm mỹ cũng như những giải pháp kỹ thuật cho các công trình, đảm bảo tạo nên một thiết kế tổng thể có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt tại một vùng, khu dân cư, khu công nghiệp hay cảnh quan đô thị được yêu cầu. Bên cạnh đó thì kiến trúc sư sẽ phải trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng công trình thực tế theo đúng bản vẽ, bản kế hoạch đã chốt.
Theo đó, công việc của kiến trúc sự là sử dụng chất xám và sức sáng tạo của bộ não cùng sự khéo léo của đôi tay để tạo nên các bản vẽ cho dự án mới hoặc tái cải tạo, nâng cấp, sửa chữa những dự án cũ theo đúng yêu cầu của khách hàng hoặc chủ đầu tư.
Như vậy, nói tóm lại thì kiến trúc sư sẽ là những người tạo ra sản phẩn kiến trúc giúp hiện thực hóa những nhu cầu về không gian sống, không gian công cộng, không gian làm việc, vui chơi và các không gian khác phục vụ nhu cầu của con người thông qua các bản vẽ thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế nội thất công trình,….
Về cơ bản thì công việc hàng ngày của các kiến trúc sư sẽ là: Gặp gỡ khách hàng, trình bày dự án với khách hàng, đề xuất các phương án và thông báo dự trù ngân sách cho khách hàng; Thực hiện thiết kế bản vẽ cho dự án, cho các công trình xây dựng; Làm việc với các chuyên gia xây dựng, kỹ sư xây dựng, các nhà thầu…,đưa ra lịch thi công xây dựng sao cho phù hợp, đảm bảo đúng tiến độ; Kiến trúc sư còn là người chủ trì và giám sát dự án đến khi dự án được hoàn thành để đảm bảo đúng thiết kế, đúng chất lượng. Bên cạnh đó, kiến trúc sư sẽ xác định các nguyên vật liệu cần sử dụng cho dự án.
Các ứng viên tìm việc kiến trúc sư về cơ bản sẽ cần đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí sau đây: Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc các chuyên ngành liên quan; Tuổi cơ bản là từ 22 đến 55, không phân biệt giới tính; Sử dụng thành thạo đối với các phần mềm máy tính, kỹ thuật liên quan; Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương; Kỹ năng giám sát, quản lý, làm việc nhóm; Gu thẩm mỹ tốt, kỹ năng thuyết trình giỏi; Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc, có trách nhiệm trong công việc; Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo, nhiệt huyết, linh hoạt, biết ứng biến; Đa phần sẽ ưu tiên ứng viên có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tốt; Những người có kiến thức về mỹ thuật, khả năng hôi họa, tư duy trìu tượng tốt để có thể phác họa ngay tức khắc những ý tưởng ra giấy. Có ý thức sáng tạo ra cái đẹp, yêu thích và đam mê hình khối.
Hiện nay, kinh tế phát triển, mức sống tăng cao, nhiều người có đời sống dư giả không chỉ muốn ăn ngon, mặc đẹp mà còn thích nhà sang, nhiều tiện nghi, thậm chí có thiết kế độc – lạ – ấn tượng. Vì thế, họ sẽ tìm đến Kiến trúc sư hay trung tâm, doanh nghiệp có dịch vụ thiết kế, tư vấn thiết kế công trình, nhà ở. Điều này khiến nhu cầu tuyển kiến trúc sư luôn cao. Các cá nhân đủ thực lực, kinh nghiệm và mối quan hệ cũng có thể tận dụng nhận dự án phù hợp. Như vậy, tiềm năng việc làm kiến trúc sư vô cùng lớn, hấp dẫn nhất trong số những việc làm tuyển dụng ngành kỹ sư.
2. Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư:
Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật kiến trúc 2019 (có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2020) như sau:
Về các quyền của kiến trúc sư được bảo đảm:
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật kiến trúc 2019 cụ thể dưới đây:
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền thực hiện dịch vụ kiến trúc.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
Về các nghĩa vụ mà kiến trúc sư cần thực hiện bao gồm:
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật kiến trúc 2019 dưới đây:
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ phát triển nghề nghiệp liên tục.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình.
– Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có các quyền và nghĩa vụ được nêu cụ thể bên trên. Các chủ thể là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc cần được đảm bảo quyền lợi của mình và cần thực hiện đúng các nghĩa vụ được pháp luật quy định cụ thể.
3. Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư sẽ bao gồm các tài liệu, giấy tờ như sau:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng.
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp) theo mẫu.
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai.
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của chứng chỉ hành nghề phù hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trình tự thực hiện bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí xin cấp chứng chỉ tại Sở Xây dựng.
Bước 2: Thời hạn giải quyết:
– Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ; giao Hội đồng tư vấn nghiên cứu và xem xét hồ sơ.
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định.
– Giám đốc Sở Xây dựng quyết định cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Xây dựng. Đơn vị phải có biên nhận khi đến nhận kết quả theo lịch hẹn.