Mẫu 04/XNTH: Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu 04/XNTH: Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

Mẫu 04/XNTH: Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

Mẫu Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt là gì? Mẫu 04/XNTH: Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt? Hướng dẫn lập mẫu thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt? Quy định của pháp luật về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt?

Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với doanh nghiệp, tổ chức thực tế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh. Việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được áp dụng đối với hai trường hợp là trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt; và trường hợp cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. Vậy những trường hợp nào không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt? Căn cứ vào đâu để nhận biết đâu là những trường hợp nào không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc mẫu thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật hiện hành?

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt là gì?

Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt là chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh không có điều kiện thực hiện việc nộp thuế, nộp phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định thì vẫn có rất nhiều trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

Mẫu Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được hiểu là mẫu văn bản thông báo được lập ra bởi Bộ Tài chính để thông báo về việc trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt gửi đến Cục thuế.

Trên thực tế, không phải    ai cũng phân biệt được trường hợp nào thì cá nhân, doanh nghiệp được xác định là thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Những trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền.

Mẫu thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được Bộ Tài chính gửi đến Cục thuế để thông báo về trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Mẫu thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt phải nêu rõ thông tin người nhận thông báo, lý do không được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt…

2. Mẫu 04/XNTH: Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–——–——–——–

BỘ TÀI CHÍNH

———-

Số: ………

V/v: Thông báo trường hợp không thuộc diện

được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

……, ngày ………. tháng …….. năm …..

Kính gửi: Cục thuế tỉnh, thành phố ……….

Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt kèm theo Công văn số ………….. ngày ……….. của Cục thuế tỉnh, thành phố …,

Bộ Tài chính thông báo:

Trường hợp của …………. không đủ điều kiện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt. Lý do:

1 …………..

2 …………..

Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp đầy đủ, kịp thời số tiền thuế, tiền phạt còn nợ vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính thông báo để cơ quan thuế ………… được biết và hướng dẫn người nộp thuế thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Người nộp thuế;

– Lưu VT;….

TUQ. BỘ TRƯỞNG

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

3. Hướng dẫn lập mẫu thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:

Mẫu Thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được coi là hợp lệ phải đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức.

– Phần đầu thông báo

+ Quốc hiệu – tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Số văn bản – Tên vụ việc: Thông báo trường hợp không thuộc diện
được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

+ Kính gửi: Cục thuế tỉnh, thành phố nơi có trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

+ Căn cứ văn bản pháp luật…

– Phần nội dung thông báo

+ Thông tin về trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

+ Lý do tại sao trường hợp đó không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

– Phần kết

+ Nơi nhận

+ Chữ ký xác nhận của Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế và đóng dấu

4. Quy định của pháp luật về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:

4.1. Đối tượng thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:

Theo quy định tại Thông tư số 179/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thì những đối tượng thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm:

– Hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không đủ điều kiện thanh toán được số tiền thuế nợ, hoặc đã ngừng kinh doanh.

– Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần; và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần và khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hoặc khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao, bán theo quy định của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty Nhà nước đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp và khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ của doanh nghiệp không được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp Nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

4.2. Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, bao gồm các trường hợp sau:

– Trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản và đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tiền, tài sản để nộp tiền thuế.

– Trường hợp cá nhân được Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế.

– Trường hợp các khoản nợ tiền thuế không thuộc các trường hợp nêu trên nhưng đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Khoản nợ tiền thuế là khoản nợ thuế đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật

+ Cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật nhưng không thu đủ số tiền nợ thuế.

4.3. Hồ sơ, thủ tục xóa nợ tiền thuế:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về thủ tục, hồ sơ xóa nợ tiền thuế thì hồ sơ xóa nợ tiền thuế đối với từng đối tượng cụ thể như sau:

– Hồ sơ xóa nợ tiền thuế với cá nhân, hộ gia đình:

+ Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế theo mẫu quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC

+ Đối với trường hợp cá nhân được pháp luật coi là đã chết, cần cung cấp bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử, hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc các giấy tờ thay thế cho Giấy báo tử theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng của cá nhân đã chết về việc cá nhân đã chết không có tài sản.

+ Đối với trường hợp cá nhân được pháp luật coi là mất tích thì Cơ quan thuế có trách nhiệm yêu cầu thân nhân của người mất tích cung cấp bản sao có công chứng hoặc chứng thực quyết định của Tòa án tuyên bố là đã mất tích; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người bị tuyên bố là đã mất tích cư trú về việc người mất tích không có tài sản.

+ Đối với trường hợp cá nhân được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự thì cần cung cấp bản sao có công chứng hoặc chứng thực Quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; văn bản xác nhận của người giám hộ về việc cá nhân mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản, đồng thời có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cá nhân mất năng lực hành vi dân sự cư trú về việc cá nhân mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản.

– Hồ sơ xóa tiền nợ thuế đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

+ Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC

+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản kèm theo phương án phân chia tài sản

+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án.

– Hồ sơ xóa nợ đối với khoản tiền thuế nợ đã quá 10 năm

+ Trường hợp khoản khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2007: bản sao có đóng dấu hồ sơ của cơ quan thuế về việc đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hoặc đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Luật.

+ Trường hợp khoản khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2007: bản sao có đóng dấu hồ sơ của cơ quan thuế về việc đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Luật.

4.4. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế:

Về thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định rõ:

– Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên.

– Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5 (năm) tỷ đồng đến dưới 10 (mười) tỷ đồng.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 (năm) tỷ đồng. Trong đó:

+ Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền xóa nợ đối với hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa và hồ sơ đề nghị xóa nợ vừa có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa vừa có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xóa nợ đối với hồ sơ chỉ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com