Mẫu báo cáo công việc hàng ngày? Mẫu báo cáo công việc hàng tuần? Mẫu báo cáo công việc hàng tháng mới nhất? Hướng dẫn viết báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng?
Trong quá trình làm việc của nhân viên tại một công ty thì việc nhân viên được công ty yêu cầu nộp báo cáo kết quả làm việc của bản thân theo ngày theo tuần và theo tháng là khá phổ biến. Đây là một trong những công việc được áp dụng ở rất nhiều công ty. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng áp dụng việc yêu cầu nhân viên thực hiện công việc nộp báo cáo giống nhau mà tùy thuộc vào từng đơn vị, theo công việc cụ thể mà báo cáo có thể được thực hiện theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc theo một giai đoạn nhất định phù hợp với hoạt động và điều kiện phát triển các ngành nghề của công ty. Nhưng báo cáo được xem là một vật bất di bất dịch và không thể thiếu sự góp mặt của những báo cáo tại các công ty. Vậy thì mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng có nội dung như thế nào? Những vấn đề cần nắm rõ khi viết báo cáo mà nhân viên cần lưu ý?
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
1. Mẫu báo cáo công việc là gì?
Trên thực tế thì đa phần các doanh nghiệp để quản lý công việc của nhân viên thì đều đa phần lựa chọn hình thức nộp báo cáo công việc hàng ngày hàng tuần hàng tháng, và báo cáo sẽ được lập vào khoảng thời gian nào sẽ tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi cá nhân và công ty khác nhau thì nó sẽ khác nhau. Đề định nghĩa được mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng là gì? trước tiên hết tác giả sẽ định nghĩa về khái niệm báo cáo công việc là gì?
Hiểu theo một cách đơn giản nhất về báo cáo công việc đó chính là hoạt động của nhân viên để tóm tắt lại những công việc mà mình làm được trong thời gian có thể là một ngày, một tuần hoặc một tháng và ý nghĩa đối với công việc, dự án chung. Bên cạnh việc đưa ra được kết quả cho thành tích của một cá nhân thì bảng báo cá công việc này cũng phần nào cho thấy các thành viên trong nhóm đã hợp tác với nhau như thế nào để hoàn thành những mục tiêu đã được đề ra.
Báo cáo công việc được xem như là phượng tiện giám sát của nhà quản lý với nhân viên của mình về tiến độ và hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ việc nhận định thông qua báo cáo công việc của nhân viên đã lập ra so với thực tế mà người quản lý có thể đưa ra nhận xét chính xác cho nhân viên của mình.
Mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là mẫu báo cáo được cá nhân người lao động hoặc một nhóm người lao động lập để báo cáo công việc định kỳ theo ngày, theo tuần, tháng, quý hoặc năm, kèm theo đó là mẫu báo cáo cụ thể chi tiết cho từng bộ phận. Nội dung của mẫu báo cáo công việc thường gồm các vấn đề sau
– Các thông tin chi tiết về công việc
– Kết quả và sản phẩm
– Đánh giá của bộ phận phụ trách công việc
– Hướng giải quyết cho những công việc còn tồn đọng chưa giải quyết được
Mục đích chính của việc xây dựng mẫu báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng nhằm mục đích để người lao động nhìn lại được những việc mình đã làm cùng với những kết quả đạt được xem còn gì thiếu sót hay không. Đồng thời cũng dựa trên bảng báo cáo này mà người quản lý hay người sử dụng lao động dễ dàng nắm bắt được tình hình làm việc của nhân viên, qua đó có thể có những kế hoạch, phương hướng điều chỉnh hợp lý. nói tóm lại thì mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng được xây dựng với mục đích:
– Thứ nhất, thể hiện khả năng làm việc của cá nhân
– Thứ hai, mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho thấy trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm của cá nhân
– Thứ ba, mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho thấy được những thiếu sót, khó khăn sau khi kết thúc mỗi công việc
– Cuối cùng thì mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ phần nào giúp cho người kiểm soát, công ty thuận tiện cho việc quản lý công việc theo từng ngày, từng tuần, từng tháng của mỗi nhân viên. Từ đó có kế hoạch và điều chỉnh hợp lý sau này.
2. Mẫu báo cáo công việc theo ngày:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÊN CÔNG TY
…… , ngày ……… tháng ……. năm ……..
BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO NGÀY
Họ và tên: …..
Chức vụ: ….
Bộ phận công tác: ….
Thời gian thực hiện:………..
STT | NGÀY | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM
(NẾU CÓ́) |
ĐÁNH GIÁ CỦA
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN NGƯỜI BÁO CÁO
3. Mẫu báo cáo công việc hàng tuần:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÔNG TY …….
…, ngày…..tháng…..năm……
BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CÁ NHÂN TUẦN ……
Họ và tên: …..
Bộ phận công tác: ….
STT | Tên công việc | Thời gian làm việc | Kết quả làm được | Chưa làm được | Hướng giải quyết |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 |
Người báo cáo
4. Mẫu báo cáo công việc hàng tháng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÊN CÔNG TY
…… , ngày ……… tháng ……. năm ……..
BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG
Từ ngày: …./ …. /20…. Đến ngày: …. / ….. /20…..
Họ và tên: ….
Bộ phận: ….
STT | Nội dung công việc | Khối lượng | Tự đánh giá | Ý kiến trưởng BP | ||
Mức độ % hoàn thành | Mức độ % chất lượng | Mức độ % hoàn thành | Mức độ % chất lượng |
Đề xuất, Kiến nghị, Góp ý của người báo cáo về công việc muốn làm, công cụ, phương tiện và môi trường làm việc: ….
Đánh giá, góp ý của trưởng bộ phận cho người báo cáo về thái độ, trách nhiệm, phương pháp, kỹ năng làm việc: ….
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN NGƯỜI BÁO CÁO
5. Hướng dẫn viết báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng:
Để đưa ra một báo cáo công việc đầy đủ thông tin và đáp ứng nhu cầu của cấp trên, cần chú ý:
Nội dung của báo cáo dịch vụ sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
– Tên doanh nghiệp, tổ chức mà cá nhân đang làm việc.
– Tên nhân viên thực hiện báo cáo, chức vụ, phòng ban công tác.
– Địa điểm, thời gian thực hiện viết báo cáo.
– Nội dung các công việc đã được xử lý.
– Nội dung các công việc còn tồn đọng.
– Kết quả thực hiện công việc.
– Ý kiến, thắc mắc, góp ý.
Nội dung báo cáo.
Đánh giá của người phụ trách.
Chữ ký của người báo cáo công việc.
6. Báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng như thế nào?
Trên thực tế hiện nay thì pháp luật hiện hành không đưa ra quy định cụ thể nào liên quan đến việc các công ty áp dụng việc viết báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đối với người lao động. Do đó, các cơ quan, doanh nghiệp tuy thuộc vào tính chất công việc mà cân nhắc xem có cần áp dụng việc viết và thống kê báo cáo công việc đối với người lao động ở cơ quan doanh nghiệp mình hay không. do đó, phụ thuộc vào từng loại công việc và thông tin chính mà người đọc cần phải biết của một báo cáo mà nội dung của mỗi báo cáo ở mỗi cơ quan doanh nghiệp cũng được xây dựng với một cấu trúc riêng biệt.
Báo cáo công việc là cơ sở để người quản lý đáng giá người lao động và những công việc mà họ đạt được dó đó mà việc thành lập và xây dựng nên một bảng báo cáo là không hề đơn giản, cho nên khi lập báo cáo thì cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần phải lưu ý xem người nhận báo cáo là ai?
Việc xác nhận và nhận định được người nhận bá cáo là vô cùng quan trong bởi vì nếu thông tin người nhận không chính xác sẽ khiến người đọc cảm thấy không được tôn trọng hoặc người viết không có những hiểu biết đơn giản về đơn vị mình đang làm việc.
Thứ hai: Thu thập thông tin
Thông tin trong mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng được nhận định là quan trọng nhất. Vì vậy, cá nhân là người lập báo cáo công việc cần lưu ý hãy dành nhiều thời gian cho việc thu thập các thống kê, dữ liệu tài chính, bảng biểu… cần thiết cho bản báo cáo.
Thứ ba: Trình bày báo cáo
Đối với mọi bản báo cáo, mọi công việc thì báo cáo công việc cũng nên có những nội dung chính như sau:
+ Tiêu đề báo cáo
+ Tóm tắt, sơ lược dự án
+ Giới thiệu: Lý do viết bản báo cáo công việc, nền tảng và cách thu thập thông tin.
+ Nội dung chính của báo cáo: Trình bày thông tin thu thập được và chia thành các mục nhỏ để khoa học và dễ nhìn, dễ hiểu hơn.
+ Kết luận, đề xuất
Thứ tư: Kiểm tra lại bản báo cáo trước khi gửi
Kiểm tra lại bản báo cáo có thể là kiểm tra lại nội dung xem đã phù hợp hay chưa, bố cục bản báo cáo có dễ hiểu, dễ nắm bắt ý chính hay không hoặc là ngôn ngữ sử dụng trong bản báo cáo có rõ ràng, mạch lạc, thuật ngữ trong ngành đã sử dụng đúng hay chưa.
Bên cạnh đó thì để có thể viết được một bài báo cáo thật là tốt thì cá nhân cần phải có kỹ năng viết báo cáo thật tốt. Những kỹ năng cần thiết để xây dựng báo cáo công việc khoa học, hiệu quả:
+ Xác định rõ ràng mục đích báo cáo
+ Xây dựng đề cương cho báo cáo
+ Kỹ năng phân tích, đánh giá
+ Đề xuất giải pháp
+ Kỹ năng diễn đạt, trình bày