Mẫu biên bản kiểm toán theo Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu biên bản kiểm toán theo Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN mới nhất

Mẫu biên bản kiểm toán theo Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN mới nhất

Biên bản kiểm toán là gì? Mẫu biên bản kiểm toán theo Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN? Hướng dẫn viết biên bản kiểm toán Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN? Hồ sơ kiểm toán theo Luật Kiểm toán Nhà nước?

Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Và khi có sự kiểm toán của các bộ, các ngành cần phải lập biên bản có sự xác nhận của các bên thực hiện việc kiểm toán, mẫu biên bản được quy định tại Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN. Vậy biên bản kiểm toán theo Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN là gì?

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Biên bản kiểm toán là gì?

Biên bản kiểm toán là mẫu biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra khi có sự kiểm toán của các bộ, các ngành. Mẫu biên bản kiểm toán  phải nêu rõ thông tin của tổ kiểm toán, đại diện đơn vị được kiểm toán, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán…

Biên bản kiểm toán là văn bản chứa đựng những thông tin về tổ kiểm toán, đại diện đơn vị kiểm toán, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán và chỉ được lập ra khi có sự kiểm toán của các bộ, các ngành.  Biên bản kiểm toán phải có hình thức và nội dung được quy định tại Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN vào ngày 26/06/2020 ban hành hệ thống mẫu biểu hồ đã sơ kiểm toán.

2. Mẫu biên bản kiểm toán theo Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TOÁN

…(tại đơn vị được kiểm toán tổng hợp)

CỦA 

Thực hiện Quyết định số …/QĐ-KTNN ngày … / …/ … của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán … năm ….của …, Tổ kiểm toán thuộc Đoàn kiểm toán … của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành (khu vực) …đã thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản nhà nước năm … của Bộ (cơ quan trung ương) … từ ngày …/…/…đến ngày …/…/…

Hôm nay, ngày … /… /…, tại ….., chúng tôi gồm:

A. Kiểm toán nhà nước……….

Ông (Bà)……..Chức vụ: Trưởng đoàn, Số hiệu Thẻ KTVNN:… (nếu có)

Ông (Bà)……Chức vụ: Tổ trưởng, Số hiệu Thẻ KTVNN:…

Ông (Bà)….. Chức vụ: ., Số hiệu Thẻ KTVNN:…

B. Đại diện đơn vị được kiểm toán(Ghi rõ tên đơn vị được kiểm toán)

Ông (Bà)… – Chức vụ:…

Ông (Bà)… – Chức vụ:…

Cùng nhau thống nhất lập Biên bản kiểm toán như sau:

1. Nội dung kiểm toán

Ghi theo nội dung kiểm toán mà Tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán tại đơn vị.

2. Phạm vi và giới hạn kiểm toán

2.1. Phạm vi kiểm toán

– Danh mục các báo cáo được kiểm toán; các đơn vị được đối chiếu; các dự án thực hiện chọn mẫu kiểm toán – nếu có (có thể lập phụ lục kèm theo);

– Thời kỳ được kiểm toán: … và các thời kỳ trước, sau có liên quan.

2.2. Giới hạn kiểm toán

Nêu các giới hạn mà Tổ kiểm toán không thực hiện kiểm toán bởi những lý do khách quan.

3. Căn cứ kiểm toán

– Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Kế toán và các văn bản qui phạm pháp luật khác có liên quan;

– Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, Quy trình kiểm toán, Quy chế Tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

– …

Biên bản kiểm toán được lập trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán, biên bản làm việc (hoặc đối chiếu), Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán …..…. của …….được lập ngày …/…/… và các tài liệu có liên quan.

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ, XÁC NHẬN KIỂM TOÁN

Căn cứ vào CMKTNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan của KTNN để lập. Định hướng chung là: Kết quả kiểm toán cần được trình bày ngắn gọn, súc tích; tập trung vào những kết quả kiểm toán thực sự nổi bật theo các nội dung kiểm toán và mục tiêu kiểm toán. Số liệu tài chính thể hiện chủ yếu ở các phụ lục. Tên các mục và chỉ tiêu trong các bảng, biểu, phụ lục có thể thay đổi phù hợp với đối tượng kiểm toán và chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Ngoài các phụ lục quy định tại mẫu biểu, Tổ kiểm toán có thể bổ sung một số phụ lục khác.

I. KIỂM TOÁN SỐ LIỆU BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN (nếu có)

– Về số liệu báo cáo của đơn vị được kiểm toán, kiểm tra đối chiếu cung cấp tại thời điểm kiểm toán: (kèm theo các phụ lục: báo cáo tình hình tài chính tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động năm, báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động năm, …) được Tổ kiểm toán làm căn cứ để kiểm tra.

– Các phát hiện sai sót trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán tổng hợp: Chi tiết tại Phụ lục số 02/BBKT-NSBN, Phụ lục số 03/BBKT-NSBN, Phụ lục số 04/BBKT-NSBN và Phụ lục số 05/BBKT-NSBN (nếu có).

Tùy theo đối tượng kiểm toán (hay kiểm tra hoặc đối chiếu), các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của bộ, cơ quan trung ương lập (có chữ ký, đóng dấu của đơn vị được kiểm toán) được Tổ kiểm toán tổng hợp rà soát kiểm tra hoặc đối chiếu (kèm theo Biên bản kiểm toán này) theo yêu cầu, nội dung kiểm toán làm cơ sở lập Báo cáo kiểm toán.

II. KIỂM TOÁN VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CÔNG, TÀI SẢN CÔNG

1. Đánh giá chung (Trình bày đánh giá khái quát, ngắn gọn những việc làm được).

2. Những hạn chế tồn tại

Lưu ý: Trình bày những hạn chế, tồn tại phải ngắn gọn, súc tích, dẫn chứng cụ thể (đơn vị, số liệu, nội dung, cơ sở pháp lý, …) và theo từng nội dung chủ yếu (nếu có sai sót).

2.1. Công tác lập và giao dự toán

2.2. Chi đầu tư XDCB

2.3. Chi thường xuyên

2.4. Chi chương trình mục tiêu

2.5. Công tác xử lý chuyển nguồn ngân sách cuối năm

2.6. Hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài chính và hoạt động khác

2.7. Công tác quản lý các doanh nghiệp nhà nước (nếu có)

2.8. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản công

III. KIỂM TOÁN TÍNH KINH TẾ, HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CÔNG, TÀI SẢN CÔNG

1. Đánh giá chung(Trình bày khái quát, ngắn gọn những việc làm được không quá 0,5 trang).

2. Những hạn chế tồn tại

Lưu ý: (i) Trình bày những hạn chế, tồn tại phải ngắn gọn, súc tích, dẫn chứng cụ thể (đơn vị, số liệu, nội dung, cơ sở pháp lý, …) và theo từng nội dung, tiêu chí chủ yếu (nếu có sai sót). (ii) Chỉ nêu những nội dung này khi trong KHKT tổng quát được phê duyệt nếu có sai sót, hạn chế (việc đánh giá 1 nội dung, 2 nội dung hoặc cả 3 nội dung trên tùy theo yêu cầu của KHKT tổng quát được phê duyệt nếu có).

KIỂM TOÁN CHUYÊN ĐỀ (nếu có)

PHẦN THỨ HAI

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN (nếu có)

Biên bản này làm căn cứ để lập Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị và Báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán, gồm … trang, từ trang … đến trang …, các phụ lục … là bộ phận không tách rời và được lập thành… bản có giá trị như nhau: KTNN giữ 02 bản; đơn vị …. bản (ghi rõ các đơn vị được gửi)./.

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM TOÁN

(Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)

TRƯỞNG ĐOÀN KTNN

(Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)

3. Hướng dẫn viết biên bản kiểm toán Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN:

Đầu tiên biên bản phải ghi rõ ngày tháng năm, địa điểm thực hiện việc lập biên bản kiểm toán. Cung cấp những thông tin của các bên tham gia biên bản gồm những ai ( gồm bên Kiểm toán Nhà nước và đơn vị được kiểm toán).

Phần nội dung của biên bản sẽ bao gồm những nội dung sau:

+ Ghi theo nội dung kiểm toán mà Tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán tại đơn vị.

+ ghi cụ thể phạm v giới hạn kiểm toán, những căn cứ để thực hiện việc kiểm toán.

+ Kết quả kiểm toán cần được trình bày ngắn gọn, súc tích; tập trung vào những kết quả kiểm toán thực sự nổi bật theo các nội dung kiểm toán và mục tiêu kiểm toán. Số liệu tài chính thể hiện chủ yếu ở các phụ lục. Tên các mục và chỉ tiêu trong các bảng, biểu, phụ lục có thể thay đổi phù hợp với đối tượng kiểm toán và chế độ tài chính, kế toán hiện hành.

+ Trình bày những hạn chế, tồn tại phải ngắn gọn, súc tích, dẫn chứng cụ thể (đơn vị, số liệu, nội dung, cơ sở pháp lý, …) và theo từng nội dung chủ yếu (nếu có sai sót).

+ Chỉ nêu những nội dung này khi trong kế hoạch kiểm toán tổng quát được phê duyệt nếu có sai sót, hạn chế (việc đánh giá 1 nội dung, 2 nội dung hoặc cả 3 nội dung trên tùy theo yêu cầu của kế hoạch kiểm toán tổng quát được phê duyệt nếu có).

Cuối biên bản là sự xác nhận của đại diện đơn vị được kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán và trưởng đoàn kiểm toán Nhà nước.

4. Hồ sơ kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước:

Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán được quy định trong luật Kiểm toán Nhà nước 2015 sửa đổi bổ sung 2019 bao gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:

1. Tài liệu của mỗi cuộc kiểm toán phải được lập thành hồ sơ.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về hồ sơ kiểm toán.
3. Hồ sơ kiểm toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán.
4. Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán tối thiểu là 10 năm, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com