Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng mới nhất

Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng mới nhất

Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng là gì? Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng? Hướng dẫn làm biên bản? Thủ tục giải quyết sự cố công trình xây dựng?

Sự cố công trình xây dựng là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình. để kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng thì cần phải có Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng kèm theo, vậy Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng là gì? cách làm và thủ tục như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng là gì?

Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng là mẫu biên bản với các thông tin và ghi chép lại những sự cố công trình xây dựng

Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng

2. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng:

Chủ đầu tư/Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

_________

Địa điểm, ngày……… tháng……… năm……….

BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. Tên công trình xảy ra sự cố: ……

2. Hạng mục công trình xảy ra sự cố:……

3. Địa điểm xây dựng công trình: …………

4. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố được lập với các nội dung sau:

a) Thời điểm xảy ra sự cố : ……giờ….. ngày…… tháng ….. năm…….

b) Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố………

c) Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất…………

d) Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có)……

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN 

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

– Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng;

– Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác

3. Hướng dẫn làm biên bản:

– Ghi dầy đủ các thông tin trong biên bản, gồm các nội dung:

Tên công trình xảy ra sự cố:

Hạng mục công trình xảy ra sự cố:

Địa điểm xây dựng công trình:

Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố được lập với các nội dung sau:

a) Thời điểm xảy ra sự cố : ……giờ….. ngày…… tháng ….. năm…….

b) Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố………

c) Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất…………

d) Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có)……

–  Ghi chính xác và rõ ràng các thông tin trong biên bản

– Kí tên và đóng dấu ở cuối đơn

4. Thủ Tục giải quyết sự cố công trình xây dựng:

Theo đó, Điều 46,47 Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về cách giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau:

Điều 46. Phân cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình

Cấp sự cố được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III như sau:

1. Sự cố cấp I bao gồm:

a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;

b) Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.

2. Sự cố cấp II bao gồm:

a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 người đến 5 người;

b) Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II và cấp III.

3. Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 47. Báo cáo sự cố công trình xây dựng

1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải báo cáo tóm tắt về sự cố cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình, Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh về sự cố.

2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các sự cố sự cố cấp I và các sự cố khác có thiệt hại về người.

4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.

5. Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Căn cứ vào điều 46,47 như trên thì chúng ta có thể thấy sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình được phân ra các cấp độ khác nhau,  cà khi có sự cố thì cần  Báo cáo sự cố công trình xây dựng theo quy định như điều 47 nêu trên.

Ngoài ra tại  Điều 48 Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về cách giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau:

Bước 1: Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 47 Nghị định này. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:-

– Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vi sự cố;

– Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;

– Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;

– Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật;

– Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp III.

Bước 3: Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 48 quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng.

Bước 4: Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.

Nếu có hành vi vi phạm quy định về sự cố công trình thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 21 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Về  Hồ sơ sự cố công trình xây dựng gồm:

Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:

–  Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung: Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công trình khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và vật chất; sơ bộ về nguyên nhân sự cố.

–  Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.

–  Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.

– Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.

căn cứ vào những điều đã phân tích như trên thì có thể nắm được các thủ tục và hồ sơ để giải quyết sự cố công trình xây dựng một cách nhanh nhất và đứng theo quy định của pháp luật, trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng và hướng dẫn cùng các thủ tục cần làm liên quan.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com