Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC mới nhất

Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC mới nhất

Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC là gì? Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC? Hướng dẫn làm biên bản? Các thông tin pháp lý liên quan?

Khi vi phạm hành chính, trong một số trường hợp bắ buộc phải niêm phong tang vật, phương tiện VPHC để giải quyết theo quy định của pháp luật. vậy khi mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC cần làm gì và Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC là gì?

Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC là Mẫu biên bản với các nội dung ghi chép lại quá trình mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ

Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm và làm bằng chứng trong một số trường hợp

2. Mẫu biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện VPHC: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

BIÊN BẢN

Mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ

theo thủ tục hành chính

Căn cứ(3)……

Hôm nay, hồi………giờ………ngày………./………/………..tại (4) ……………………….

Chúng tôi gồm:

1. (Họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị) ……..

2. Với sự chứng kiến của(5): (Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, chức vụ, số CMND/CCCD) (nếu có)

…………

3. Người có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: (Họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị): …………..

4. Ông(Bà)/Tổ chức(Người đại diện pháp luật, Chức danh) có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ đã được niêm phong:…….

Sinh ngày:……………./………../………….Quốc tịch: ……………

Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động(Mã số doanh nghiệp): ……….

Địa chỉ:…………….

CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số: ……

Ngày cấp: ………….Nơi cấp:…………….

Tiến hành mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo Quyết định số…………../QĐ-TGTVPT ngày………./…………/………….

Tình trạng của niêm phong trước khi mở vẫn còn nguyên vẹn, không bị rách rời hoặc chắp vá.

Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được mở niêm phong, gồm (6):

STT TÊN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ TÍNH ĐẶC ĐIỂM, TÌNH TRẠNG,

XUẤT XỨ (NẾU CÓ)

GHI CHÚ

– Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được mở niêm phong nói trên vẫn đầy đủ về số lượng, đúng chủng loại và vẫn giữ nguyên tình trạng như khi tiến hành niêm phong theo Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính số…………………./BB-NP lập ngày………/…………./………….

– Ý kiến bổ sung khác (nếu có):……….

Biên bản lập xong hồi……giờ…….ngày………/…………./………,được lập thành 03 bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người tham gia nghe, xem xét lại, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho cá nhân/tổ chức vi phạm 01 bản, giao cho Ông(Bà) (7)……………………………………bản, 01 bản lưu hồ sơ./

CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN(nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên).

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn làm biên bản:

– Ghi đầy đủ các thông tin

(1) Tên cơ quan chủ quản;

(2) Tên đơn vị lập biên bản;

(3) Ghi rõ các tài liệu được căn cứ như: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính,…;

(4) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản;

(5) Nếu người chứng kiến cũng là người của chính quyền địa phương thì ghi rõ họ tên, chức vụ của họ;

(6) Trường hợp mở niêm phong nhiều tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Biên bản này;

(7) Ghi họ tên của người có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

4. Các thông tin pháp lý liên quan:

 Căn cứ vào nghị định Số: 115/2013/NĐ-CP quy định về xử lý, bảo quản tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính quy định như sau:

Tại điều 8 Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu quy định :

1. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền; trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác khi có quyết định của người có thẩm quyền.

2. Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đúng chế độ quản lý.

3. Thường xuyên kiểm tra nơi tạm giữ; phát hiện kịp thời tang vật, phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi tạm giữ không bảo đảm an toàn để có biện pháp khắc phục kịp thời.

4. Vào sổ và ghi chép đầy đủ về giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện vi phạm; hiện trạng tang vật, phương tiện vi phạm; ghi rõ số quyết định, thời gian, lý do tạm giữ, tịch thu và họ, tên, chức vụ của người ký quyết định, người giao, người nhận tang vật, phương tiện đó.

5. Hàng ngày thống kê, định kỳ báo cáo với người đứng đầu cơ quan nơi quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu về:

a) Số lượng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

b) Tang vật, phương tiện đã trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp;

c) Số lượng tang vật, phương tiện đã hết thời hạn bị tạm giữ mà chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận;

d) Số lượng tang vật, phương tiện chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền;

đ) Tổng số tang vật, phương tiện hiện còn tạm giữ.

Điều 16. Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu quy định:

1. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:

a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận;

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện đó cho cơ quan điều tra, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc hội đồng bán đấu giá hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ một bản;

d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức chuyển giao cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về qun lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Người quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Tang vật, phương tiện khi đã được đưa ra khỏi nơi tạm giữ thì người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm về sự mất mát, thay đổi đối với tang vật, phương tiện đó.

Ngoài ra Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ quy định:

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ vào các điều luật nêu trên thì việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ nghị định Số: 115/2013/NĐ-CP quy định về xử lý, bảo quản tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính như đã phân tích thì việc mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ cũng đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật đã quy định và phải lập thành biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để làm bằng chứng khi cần thiết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com