Mẫu biên bản quản lý tài sản và hướng dẫn soạn thảo chi mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu biên bản quản lý tài sản và hướng dẫn soạn thảo chi mới nhất

Mẫu biên bản quản lý tài sản và hướng dẫn soạn thảo chi mới nhất

Biên bản quản lý tài sản là gì? Khi nào soạn thảo biên bản quản lý tài sản? Mẫu biên bản quản lý tài sản năm 2021? Hướng dẫn soạn thảo biên bản quản lý tài sản chi tiết nhất? Một số quy định về quản lý tài sản công?

Khi tiến hành giao nhận tài sản nói chung và tài sản công của Nhà nước nói riêng, giữ bên giao và bên nhận tiến hành lập biên bản quản lý tài sản có chữ ký của các bên giao nhận nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác. 

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định: 151/2017/NĐ-CP;

– Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Biên bản quản lý tài sản là gì?

Biên bản quản lý tài sản được lập ra nhằm mục đích ghi chép nội dung cuộc họp liên quan đến quản lý tài sản. Nội dung biên bản nêu rõ thông tin bên giao và nhận tài sản, tài sản quản lý, thời gian địa điểm diễn ra,…

2. Khi nào soạn thảo biên bản quản lý tài sản?

Biên bản quản lý tài sản được soạn thảo khi tiến hành họp giao nhận tài sản quản lý

Biên bản quản lý tài sản sẽ trở thành căn cứ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra

3. Mẫu biên bản quản lý tài sản mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

……., ngày……tháng……năm……

BIÊN BẢN QUẢN LÝ TÀI SẢN

Hôm nay, ngày … tháng … năm …. tại ……… đã tiến hành cuộc họp bàn giao quản lý tài sản giữa …… (bên giao) và ……. (bên nhận) thực hiện theo Hợp đồng ….. ngày …./…./….

1.Thành phần tham gia:

Bên giao:

Ông …

CMND số … cấp ngày …/…/… tại …

Địa chỉ: …

Bên nhận:

Ông …

CMND số ……cấp ngày …/…/… tại …

Địa chỉ: …

2.Nội dung bàn giao:

Bên .. đã tiến hành bàn giao tài sản cho Bên . theo bảng thống kê sau:

STT Tên tài sản Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1
2
…..

Tổng giá trị bằng số:

Bằng chữ:

Kể từ ngày …/…/…. , số tài sản trên sẽ do Bên …. chịu trách nhiệm quản lý

Biên bản này được lập thành 02 bản , mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.

Bên giao                                                       Bên nhận

(Ký, ghi rõ họ tên)                                         (Ký, ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản quản lý tài sản chi tiết nhất

Phần mở đầu biên bản: Ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản bàn quản lý tài sản

Phần thành phần tham gia cuộc họp:

Bên giao, bên nhận

Ông (Bà) Ghi rõ họ tên bằng chức in hoa có dấu

CMND số : Ghi theo thông tin trên CMND

Địa chỉ: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Phần nội dung bàn giao:

Ghi thông tin tài sản bàn giao theo thức tự và các mục như bảng mẫu gồm: Tên tài sản, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, ghi chú (nếu có)

Bên …….. đã tiến hành bàn giao tài sản cho Bên …. theo bảng thống kê sau:

Tổng giá trị bằng số:

Bằng chữ:

Biên bản này được lập thành 02 bản , mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.

Bên giao và bên nhận ký và ghi rõ họ tên

5. Một số quy định về quản lý tài sản công

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017: “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác”

Dưới đây là một số quy định của Nhà nước về quản lý tài sản công:

5.1. Chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công

Điều 5 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công với nội dung như sau:

“Điều 5. Chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công

1. Nhà nước có chính sách đầu tư, khai thác và bảo vệ tài sản công.

2. Nhà nước thực hiện hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài sản công nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công; bảo đảm nguồn nhân lực và tài chính phục vụ quản lý, sử dụng tài sản công.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện:

a) Đầu tư vốn, khoa học và công nghệ để phát triển tài sản công và hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật;

b) Nhận chuyển giao quyền đầu tư, khai thác hoặc thuê quyền khai thác tài sản công theo quy định của pháp luật;

c) Cung cấp dịch vụ về tài sản công theo quy định của pháp luật”.

Tài sản  công là tài sản sở hữu toàn dân chính vì vậy việc xây dựng, sử dụng và quản lý tài sản công phải đảm bảo thực hiện hợp lý và tuân theo những quy định của pháp luật. Trên thực tế hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư vốn, khai thác và cho thuê tài sản công đã đem lại những hiệu quan tích cực không chỉ về nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn là việc quảng á hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, việc đưa những chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công vào những cụ định cụ thể của pháp luật được xem là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm việc thực hiện được triển khai hiệu quả.

5.2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công

Điều 6 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về các nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công với nội dung như sau:

” Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công

1. Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

4. Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả,đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.

5. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

6. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

7. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.”

Do tính chất riêng biệt của từng loại tài sản công mà đối với mỗi môt loại tài sản Nhà nước lại áp dụng các biện pháp quản lý khác nhau. Tuy nhiên để việc quản lý và sử dụng tài sản công của Quốc gia được thực hiện có hiệu quả thì cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung về giữ gìn, bảo quản và tu sửa thường xuyên.

5.3. Giám sát của cộng đồng đối với tài sản công

Căn cứ pháp lý: Điều 9 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về hoạt động giám sát của cộng đồng với tài sản công như sau:

– Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát bởi cộng đồng, trừ tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc giám sát của cộng đồng đối với tài sản công.

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc thông qua các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, đề nghị giám sát của Nhân dân; chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát đối với tài sản công theo kế hoạch và quy định của pháp luật.

Nội dung giám sát bao gồm:

– Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

–  Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công

– Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công

– Việc thực hiện công khai tài sản công.

Hình thức giám sát bao gồm:

– Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài sản công liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân để có ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

–  Tổ chức đoàn giám sát

– Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

– Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập ở cấp xã.

Như đã trình bày ở trên, tài sản quốc gia là sở hữu toàn dân. Chính vì vậy hoạt động giám sát tài sản công không chỉ được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách của Nhà nước mà quyền giám sát còn thuộc về công đồng. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào nếu thấy có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, sử dụng và quản lý tài sản công đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group về mẫu biên bản quản lý tài sản và hướng dẫn soạn thảo chi mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.0191 để được tư vấn – hỗ trợ!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com