Mẫu đơn đăng ký cổ đông và hướng dẫn thủ tục đăng ký cổ đông mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu đơn đăng ký cổ đông và hướng dẫn thủ tục đăng ký cổ đông mới nhất

Mẫu đơn đăng ký cổ đông và hướng dẫn thủ tục đăng ký cổ đông mới nhất

Mẫu đơn đăng ký cổ đông là gì? Đơn đăng ký cổ đông mới nhất? Hướng dẫn viết đơn đăng ký cổ đông? Quy định pháp luật liên quan đến đăng ký cổ đông?

Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các loại cổ đông thường được phân biệt bằng quyền cũng như nghĩa vụ gắn liền với loại cổ phiếu mà họ sở hữu, gồm có: phổ thông sáng lập, phổ thông ưu đãi và cổ đông phổ thông. Cổ đông trong công ty có quyền cơ bản như: quyền bỏ phiếu; Quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của công ty; nhận phần giá trị tài sản còn lại của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản; Quyền lựa chọn: lựa chọn mua thêm cổ phần của công ty khi công ty tăng vốn điều lệ, chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần thường…;

Quyền chuyển nhượng cổ phần mình đang nắm giữ, một số cổ đông như cổ đông sáng lập… có thể bị hạn chế thực hiện quyền này bởi một số điều kiện. Vậy cổ đông là gì? Điều kiện đăng ký sổ cổ đông là gì? Thời hạn đăng ký sổ cổ đông là gì? Dưới đây Công ty Luật LVN Group gửi tới bạn đọc tham khảo bài viết về số đăng ký cổ đông.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2014;

– Nghị định 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu đơn đăng ký cổ đông là gì?

Sổ đăng ký cổ đông là giấy tờ ghi nhận thông tin tất cả cổ đông trong công ty. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Mẫu đơn đăng ký cổ đông là mẫu đơn lập ra ghi rõ thông tin gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét để đăng ký cổ đông

Mẫu đơn đăng ký cổ đông là mẫu đơn được sử dụng trong công ty cổ phần với mục đích liệt kê đầy đủ những cổ đông hiện tại đang nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần đó. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ mẫu sổ cổ đông/ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sổ đăng ký cổ đông có thể được lập thành văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc lưu dưới hai dạng trên.

2. Đơn đăng ký cổ đông mới nhất:

Tên mẫu đơn: đơn đăng ký cổ đông

Mẫu đơn đăng ký cổ đông mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o——

      THÔNG BÁO LẬP SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG

 (…..)

Kính gửi:  Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội

– Căn cứ Luật Doanh Nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Căn cứ vào Điều lệ Công ty cổ phần ….;

Công ty cổ phần ….đã lập sổ đăng ký cổ đông với các nội dung sau đây:

1. Tên công ty:

Công ty Cổ phần…

Mã số doanh nghiệp:…

Trụ sở chính:…

2. Vốn điều lệ: …VNĐ

Mệnh giá cổ phần: … đồng Việt Nam/cổ phần

>&gt Xem thêm:  Mẫu Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3)

Tổng số cổ phần: … cổ phần (Ba trăm nghìn cổ phần)

Loại cổ phần

– Cổ phần phổ thông: … cổ phần (Ba trăm nghìn cổ phần) tương ứng với … đồng

– Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần (không cổ phần);

– Cổ phần khác: 0 cổ phần (không cổ phần)

Tổng số cổ phần đã bán của từng loại: : 300.000 cổ phần (Ba trăm nghìn cổ phần), trong đó:

– Cổ phần phổ thông: … cổ phần (… cổ phần);

– Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần (không cổ phần);

– Cổ phần khác: 0 cổ phần (không cổ phần)

3. Thông tin cổ đông:

STT Tên cổ đông Số CMND/ CCCD/ Hộ chiếu Quốc tịch Địa chỉ

 

thường trú

Tổng số cổ phần đã mua Số; ngày cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần Ghi chú
Cổ phần phố thông Cổ phần khác Giá trị CP (đơn vị tính: Triệu VNĐ)
Số lượng Ngày góp đủ vốn Số lượng Ngày góp đủ vốn
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Nguyễn Thị A  …  …  … ….  ..  ..  .. ….

Công ty cổ phần ……………. đã lập Sổ đăng ký cổ đông lần thứ …….. vào ngày …../…./20…… Hiện nay Sổ Đăng ký cổ đông đã được lưu tại trụ sở Công ty.

Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác và trung thực của nội dung thông báo này./.

Đại diện theo pháp luật

   (Ký, đóng dấu, ghi họ tên)

3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký cổ đông:

Căn cứ Khoản 2, Điều 121 Luật doanh nghiệp năm 2014, Khi lập sổ đăng ký cổ đông, doanh nghiệp cần đảm bảo sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty cổ phần;

– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

– Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức;

– Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

Sổ đăng ký cổ đông trong công ty sẽ được lưu trữ tại trụ sở công ty. Các cổ đông trong công ty đều có quyền được trích sao thông tin sổ đăng ký cổ đông này

Lưu ý với sổ đăng ký cổ đông

Một là, sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Hai là, trường hợp cổ đông có thay đổi địa chỉ thường trú thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ của cổ đông.

4. Quy định pháp luật liên quan đến đăng ký cổ đông:

Thời hạn lập sổ đăng ký cổ đông?

Theo quy định tại Điều 121 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định thì: Công ty cổ phần phải tiến hành lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, thời hạn lập sổ đăng ký cổ đông được xác định là từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp không đăng ký cổ đông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trong trường hợp doanh nghiệp không đăng ký cổ đông có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư. Theo đó, quy định xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không thực hiện cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên của công ty;

+ Không tiến hành lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định.

Như vậy, doanh nghiệp cần lưu ý về thời hạn lập sổ đăng ký cổ đông cho các thành viên từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để tránh bị áp dụng xử phạt hành chính và bị áp dụng biện pháp khắc phục là buộc phải tiến hành lập sổ đăng ký cổ đông.

Sổ đăng ký cổ đông có bắt buộc hay không?

Sổ đăng ký cổ đông ngoài việc lưu giữ các thông tin của cổ đông trong công ty cổ phần, đây còn được coi là chứng từ pháp lý quan trọng vì nó là sự xác nhận của công ty về quyền sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty, xác nhận việc chuyển nhượng cổ phần khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng hay chuyển quyền sở hữu cho người mua cổ phần để trở thành cổ đông của công ty.

Cá nhân thực hiện mua cổ phần khi công ty chào bán hoặc người nhận thực hiện nhận phần chuyển nhượng cổ phần chỉ có thể trở thành cổ đông công ty khi có những thông tin về cổ phần và thông tin về cổ đông được ghi nhận đầy đủ tại Sổ đăng ký cổ đông.

Như các thông tin đã được chúng tôi trình bày ở phần trên của bài có thể thấy việc lập sổ đăng ký cổ đông là bắt buộc. Bởi lẽ:

+ Công ty cổ phần phải tiến hành lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký có thể là tài liệu điện tử, dạng văn bản hoặc là cả hai loại này.

+ Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc có thể lưu giữ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Các cổ đông được quyền tra cứu, kiểm tra, xin trích lục hoặc sao chép nội dung của Sổ trong giờ làm việc của công ty hoặc của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

+ Trường hợp công ty không thực hiện lập sổ đăng ký cổ đông sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP với mức phạt nêu trên.

Như vậy, nếu công ty là loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải tiến hành lập sổ đăng ký cổ đông và tiến hành lưu giữ sổ đó tại trụ sở chính của công ty hoặc tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến mẫu đơn đăng ký cổ đông là gì trong Công ty cổ phần. Hướng dẫn soạn thảo đơn và một số quy định liên quan đến đăng ký cổ đông.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com