Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm mới nhất

Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm mới nhất

Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm là gì? Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản?

Môi trường nước hiện nay bị ô nhiệm vô cùng nghiệm trọng và đứng trước thực trạng này, các cá nhân, cơ quan, tổ chức, toàn xã hội đều phải chung tay và nâng cao ý thức trong việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm tại các khu vực nước sông. Khi có yêu cầu đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông bị ô nhiễm thì cá nhân/ tổ chức đó phải làm đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm.

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm là gì?

Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm là mẫu đơn do cá nhân/ tổ chức lập ra gửi đến Bộ tài nguyên môi trường tỉnh để đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm. Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm nêu rõ thông tin về người làm đơn( họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại..) nội dung sự việc và yêu cầu đề nghị  xử lý khắc phục khu vực nước sông bị ô nhiễm

Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm là mẫu đơn được dùng để đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm. Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm và có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Mẫu đơn đề nghị xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

….……, ngày…tháng…năm…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v: xử lý khắc phục khu vực nước sông ô nhiễm)

Kính gửi: – Bộ Tài nguyên và Môi trường tỉnh …

– Căn cứ Luật Môi trường 2014;

Tôi tên là:…………. Sinh ngày:…. (1)

Địa chỉ thường trú:………(2)

Địa chỉ hiện tại:………(3)

Số điện thoại:…………(4)

Nội dung sự việc   

Hiện tại tôi đang cư trú tại địa chỉ:…… – là một trong những khu vực có sông … chảy qua.

Do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa quá nhanh, kèm theo sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Khu vực con sông … ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Kèm theo đó là không có thiết bị xử lý chất thải.

Đề nghị

Để giảm thiểu những tác động xấu của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của mọi người đề nghị: khắc phục xử lý  khu vực nước sông ô nhiễm.

Tôi cam kết những thông tin trên là chính xác, trung thực và bản thân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin này.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Người làm đơn

(Ký, đóng dấu)

3. Hướng dẫn soạn thảo:

(1): Điền tên, ngày sinh của người làm đơn

(2): Điền địa chỉ thường trú của người làm đơn

(3): Điền địa chỉ hiện tại của người làm đơn

(4): Điền số điện thoại của người làm đơn

(5): Điền nội dung sự việc

4. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản:

Vi phạm các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước ( Điều 23 Nghị định 33/2017/NĐ- CP)- 

–  Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Không xây dựng phương án ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước;

+ Không trang bị đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra;

+ Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.

– Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước ( Điều 22 Nghị định 33/2017/NĐ- CP)

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trong trường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

+ Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hóa chất độc hại;

+ Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.

– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước;

+ Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.

– Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

– Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Nước là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận, nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Do đó, việc bảo vệ tài nguyên nước là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, rất thuận lợi cho một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, hệ thống sông ngòi kênh rạch đóng vai trò chủ đạo trong việc tưới tiêu, lưu trữ. Tuy nhiên, hiện nay các khu vực sông nước đang có xu hướng bị ô nhiễm trầm trọng do những tác động của con người như : xả rác, xả thải mà không qua xử lý…. điều này dã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, đến con người, kéo theo đó là gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan tự nhiên cũng như là tác nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, tất cả những hành vi vi phạm các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ mà có những mức xử phạt khác nhau. Những biện pháp xử lý về hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bao gồm: xử lý vi phạm hành chính hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự ( được quy định trong Bộ luật hình sự 2015).

Đối biện pháp xử lý vi phạm hành chính thì pháp luật đã quy định những mức xử phạt khác nhau đối với những hành vi khác nhau có ảnh hưởng, xâm hại đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Do đó, có thể thấy được tầm vai trò của tài nguyên nước và khoáng sản và khi có bất cứ hành vi nào do cá nhân, tổ chức nào mà vi phạm các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước, vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông, vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, làm ô nhiễm khu vực sông, nước thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com