Mẫu đơn xin rút bệnh án và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu đơn xin rút bệnh án và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Mẫu đơn xin rút bệnh án và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Đơn xin rút bệnh án là gì? Mẫu đơn xin rút bệnh án? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin rút bệnh án? Một số quy định của pháp luật về hồ sơ bệnh án?

Hồ sơ bệnh án là những giấy tờ có liên quan trong quá trình điều trị bệnh tại bệnh viện. Hồ sơ bệnh án phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh, theo dõi diễn biến của bệnh, đánh giá chất lượng điều trị và có giá trị về pháp lý. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sẽ được các cơ sở y tế lưu lại. Bệnh nhân khi có yêu cầu của Cơ quan công an, Tòa án,… để chứng minh tủ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe,… do hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây ra hoặc các lý do khác có thể xin rút bệnh án. Để rút bệnh án thì người bệnh cần làm đơn xin rút bệnh án gửi đến cơ sở điều trị của mình.

Vậy, mẫu đơn xin rút bệnh án được quy định ra sao và có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Đơn xin rút bệnh án là gì?

Theo quy định của pháp luật hồ sơ bệnh án được hiểu là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi khám bệnh, chữa bệnh  tại cơ sở y tế, người bệnh đều được cơ sở y tế lập và cấp hồ sơ bệnh án để phục vụ việc khám và theo dõi trong suốt quá trình chữa bệnh. Bệnh nhân có quyền xin rút hồ sơ bệnh án nếu có các lý do chính đáng. Mẫu đơn xin rút bệnh án được sử dụng rất phổ biến trong thực tế.

Đơn xin rút bệnh án là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (thường là các cơ sở y tế) xem xét cho phép chủ thể này rút lại bệnh án mà người này đã nộp vào cơ sở y tế… trước đó. Mẫu nêu rõ thông tin bệnh viện, bệnh nhân, lý do viết đơn, nôi dung xin rút bệnh án,… Sau khi hoàn thành biên bản người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên thì biên bản mới có giá trị. Người làm đơn cần chịu trách nhiệm về tính chính xác về nội dung của đơn xin rút bệnh án.

2. Mẫu đơn xin rút bệnh án:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

 ……., ngày…. tháng…. năm…….  

ĐƠN XIN RÚT BỆNH ÁN

Kính gửi: – Bệnh viện………

– Ban Giám đốc bệnh viện………

(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)

– Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

– Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

– Căn cứ….;

Tên tôi là: ………

Sinh ngày …….tháng ………năm……… Giới tính:……

Giấy CMND/thẻ CCCD số ……… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)………

Địa chỉ thường trú:……

Chỗ ở hiện nay …….

Điện thoại liên hệ: ………

Tôi xin trình bày với Quý bệnh viện sự việc như sau:

Tôi là…….(tư cách làm đơn, ví dụ: bệnh nhân điều trị…… trong Quý bệnh viện từ ngày…./…../…… đến ngày…./…./………..)

Hiện tôi đang là…. (ví dụ: người bị hại trong vụ án hình sự số… đang được…… điều tra/xét xử/… theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự)…

(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin rút hồ sơ bệnh án, như: có yêu cầu của Cơ quan công an/Tòa án/… để chứng minh tủ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe,… do hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây ra)

Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý bệnh viện giải quyết những nội dung sau:……

(đưa ra các đề nghị của bạn, như: Đề nghị giao hồ sơ bệnh án cho bạn,…)

Tôi xin hứa sẽ chỉ sử dụng hồ sơ bệnh án vào những mục đích mà tôi đã nêu trên.

Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý bệnh viện xem xét và giải quyết đề nghị trên của tôi trong thời gian sớm.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu dưới đây để chứng minh những thông tin mà tôi đã đưa ra là đúng sự thật:

1./………

2./…….. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn đã gửi kèm, nếu có)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin rút bệnh án:

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin rút bệnh án.

+ Thời gian và địa điểm viết đơn.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.

+ Căn cứ pháp lý.

+ Thông tin người làm đơn.

+ Trình bày lý do viết đơn.

+ Cam kết của người viết đơn.

+ Văn bản, tài liệu kèm theo.

– Phần cuối biên bản:

+ Ký, ghi rõ họ tên của người làm đơn.

4. Một số quy định của pháp luật về hồ sơ bệnh án:

4.1. Hồ sơ bệnh án:

Theo Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:

“1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:

a) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;

b) Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;

c) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;

3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:

a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;

c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản  này.

4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:

a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;

b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, LVN Group được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;

c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.

5. Các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”

– Như vậy theo quy định của pháp luật, hồ sơ bệnh án được hiểu là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Ngoài ra, hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án.

– Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

– Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:

+ Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án.

+ Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án.

+ Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

4.2. Được khai thác hồ sơ bệnh án khi nào?

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định:

“1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:

– Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;

– Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, LVN Group được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;

– Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.

– Việc cung cấp hồ sơ bệnh án cũng phải có sự đồng ý, chấp thuận bằng văn bản của người bệnh.

Lưu ý: những đối tượng trên khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com