Mẫu đơn xin từ chức tổng giám đốc và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu đơn xin từ chức tổng giám đốc và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

Mẫu đơn xin từ chức tổng giám đốc và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

Đơn xin từ chức tổng giám đốc là gì? Mục đích của đơn xin từ chức tổng giám đốc? Mẫu đơn xin từ chức tổng giám đốc? Hướng dẫn viết đơn xin từ chức tổng giám đốc? Chức danh trong doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?

Tổng giám đốc là một chức danh không thể thiếu ở các doanh nghiệp, thay mặt cho cả công ty để ngoại giao cũng như đề ra những quyết định để phát triển và đảm bảo quyền lợi cho nhân viên, thành viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà cá nhân đó phải xin từ chức. Để việc từ chức đúng theo quy định của pháp luật và đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì cá nhân đó sẽ viết đơn xin từ chức gửi cho chủ thể có thẩm quyền. Vậy đơn xin từ chức tổng giám đốc là gì?

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Đơn xin từ chức tổng giám đốc là gì?

Đơn xin từ chức tổng giám đốc là mẫu đơn do cá nhân đang giữ chức danh tổng giám đốc  gửi cho chủ thể có thẩm quyền( chủ tịch Hội đồng quản trị) để được từ chức vì một lý do nhất định. Trong đơn xin từ chức tổng giám đốc phải nêu được những thông tin về cá nhân đang giữ chức danh tổng giám đốc, lý do tại sao lại xin từ chức, những cam kết khi từ chức,…

2. Mục đích của đơn xin từ chức tổng giám đốc:

Đơn xin từ chức tổng giám đốc là văn bản ghi chép lại những thông tin về cá nhân đang giữ chức danh tổng giám đốc, lý do tại sao lại xin từ chức, những cam kết khi từ chức,…Ngoài ra, đơn xin từ chức tổng giám đốc còn là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận và chấp thuận việc từ chức của cá nhân đó.

3. Mẫu đơn xin từ chức tổng giám đốc:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

————–o0o————–

Địa danh, ngày …  tháng … năm 20…

ĐƠN XIN TỪ CHỨC TỔNG GIÁM ĐỐC

– Căn cứ Điều lệ công ty

– Căn cứ Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nm giữ 100% vốn đilệ.

– Căn cứ Luật doanh nghiệp 2019

Kính gửi: Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên….

Tên tôi là: ……  Sinh ngày: …..

Chứng minh nhân dân số: … Cấp ngày: ……    Tại: ……

Nơi ở hiện nay: ……

Công tác tại: …

Chức vụ: Tổng giám đốc

Tôi xin trình với Quý cơ quan nội dung sau:.

(Ví dụ: Vào Tháng … năm …, tôi được đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty ………. Trong quá trình làm việc tôi luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao. Nhận thấy, tình hình sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục công tác và hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.)

Do đó, tôi làm đơn này đề nghị chủ tịch Hội đồng quản trị/thành viên xem xét, giải quyết đơn từ chức của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của chủ tịch HĐQT/HĐTV

Người làm đơn

( ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết đơn xin từ chức tổng giám đốc:

phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận đơn và xử lý vấn đề của cá nhân  xin từ chức tổng giám đốc ( chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên).

Phần nội dung của đơn xin từ chức tổng giám đốc thì người làm đơn cần cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin cá nhân của mình, trình bày lý do tại sao lại xin từ chức.

Cuối đơn xin từ chức tổng giám đốc thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

5. Chức danh trong doanh nghiệp:

– Chức danh của doanh nghiệp trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo cơ cấu công ty mẹ – công ty con, công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ – công ty con (sau đây gọi chung là tập đoàn, tổng công ty, công ty) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập

+ Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:

– Chủ tịch Hội đồng thành viên;

– Chủ tịch công ty;

– Thành viên Hội đồng thành viên;

– Kiểm soát viên;

– Tổng giám đốc;

– Phó Tổng giám đốc;

– Giám đốc;

– Phó Giám đốc;

– Kế toán trưởng.

Người được bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc không là cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức). Và không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp khác.

Việc từ chức của các chức danh trong doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Được quy định tại Điều 40, Nghị định 97/2015/NĐ-CP Về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:

“1. Người quản lý doanh nghiệp được từ chức một trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ uy tín để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;

b) Do nhận thấy vi phạm khuyết điểm của tập đoàn, tổng công ty, công ty hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;

c) Có nguyện vọng xin từ chức vì lý do cá nhân khác.

2. Người quản lý doanh nghiệp không được từ chức một trong các trường hợp sau:

a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật mà chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao;

b) Đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật hoặc bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền.

3. Thủ tục xem xét cho từ chức

a) Người quản lý doanh nghiệp xin từ chức phải viết đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

b) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tổng hợp, đề xuất ý kiến từng trường hợp cụ thể trình Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.

c) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất.

d) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

đ) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nhận được đơn từ chức của người quản lý doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

e) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định cho từ chức, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định nhân sự thay thế.

g) Người quản lý doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức thì vẫn phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.”

 Miễn nhiệm các chức danh tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:

+ Việc miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:

– Không đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;

– Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Vi phạm pháp luật bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;

– Bị cấp có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức kỷ luật cách chức.

+ Không đủ năng lực, trình độ, uy tín để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

– Trong 01 nhiệm kỳ hoặc trong 02 nhiệm kỳ liên tiếp bị 02 lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;

– Để tổ chức, đơn vị được giao phụ trách mất đoàn kết hoặc làm tổ chức, đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cấp có thẩm quyền;

– Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức hoặc vi phạm quy định về những việc đảng viên không được làm đối với người quản lý là đảng viên.

– Có đơn xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

+ Việc miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp không chờ đến hết thời hạn giữ chức vụ được bổ nhiệm hoặc chờ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

+ Thủ tục xem xét miễn nhiệm

– Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chỉ đạo cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất phương án miễn nhiệm.

– Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gặp trực tiếp nhân sự đang xem xét miễn nhiệm để thông báo và nghe ý kiến của nhân sự.

– Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất về việc miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp.

– Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

– Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định nhân sự thay thế.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com