Mẫu đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt và hướng dẫn cách viết - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt và hướng dẫn cách viết

Đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt là gì? Mẫu đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt? Trình tự nộp tiền phạt khi bị xử lý vi phạm hành chính? Quy định về nộp tiền phạt nhiều lần?

Nộp phạt là một trong những trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi pháp pháp luật của Nhà nước. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện nộp phạt theo quy định thì cá nhân, tổ chức khác có quyền gửi đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Thông thường với những hành vi trốn tránh trách nhiệm nộp phạt sẽ bị xem xét xử lý với tình tiết tăng nặng kèm theo hành vi vi phạm. 

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt là gì?

Nộp phạt là việc một cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt về hành vi vi phạm của mình. Khái niệm nộp phạt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính. Khi vi phạm pháp luật về hành chính, cá nhân, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nộp tiền phạt là một trong những giải pháp xử lý vi phạm hành chính phổ biến.

Đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt là văn bản được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đê yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt.

Đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt được soạn thảo nhằm mục đích yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và bị xử lý dưới hình thức nộp phạt, việc yêu cầu cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm nộp phạt là sự thực thi quyền hành pháp của Nhà nước và là sự bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức khác. ảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp phạt là việc thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi đã hết thời hạn nộp phạt mà cá nhân, tổ chức chưa thực hiện nghĩa vụ nộp phạt sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật

2. Mẫu đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN YÊU CẦU CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘP PHẠT

Kính gửi: ông…tổ trưởng tổ dân phố …………

– Căn cứ vào bản nội quy dân phố được ký giữa các hộ dân cư

Tôi tên là:…

CMND số…cấp tại….ngày…/…/…

Địa chỉ thường trú: ……

Số điện thoại:…

Địa chỉ hiện tại: ……

Theo quy định của bản nội quy dân phố thì từ 18h00-19h00 sẽ có xe đến thu gom rác thải, các hộ dân cư đem rác đi vứt. Nhưng gần tuần nay đầu ngõ Quỳnh tràn ngập rác thải, mặc dù ở đó đã có treo biển cấm vứt rác. Sau khi theo dõi lại camera trước cửa nhà tôi phát hiện ra anh….., địa chỉ chính là thủ phạm vứt rác. Tôi đã trao đổi lại với anh… nhưng anh vẫn cương quyết về hành vi của mình.

Xét thấy Điều 7 bản nội quy dân phố quy định

“ Các hộ rác đình phải bỏ rác đúng nơi quy định nếu không sẽ bị xử phạt từ 200.000 -500.000VNĐ”.

Tôi đề nghị ông… cần xử phạt đối với hành vi vứt rác bừa bãi của anh… để ngăn chặn hành vi trên nhằm giúp chúng ta có một khu phố sạch sẽ văn minh, bảo vệ môi trường”.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn:

Ký và ghi rõ họ tên

3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu chịu trách nhiệm nộp phạt:

Phần kính gửi: Ghi rõ họ tên của tổ trưởng tổ dân phố nơi gửi đơn yêu cầu

Phần thông tin của người làm đơn yêu cầu:

Tôi tên là: Ghi rõ họ tên người làm đơn yêu cầu bằng chữ in hoa có dấu

CMND số: Ghi theo thông tin trên CMND được cấp

Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Địa chỉ hiện tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)

Trình bày vụ việc

Cá nhân làm đơn trình bày rõ ràng, cụ thể sự việc cùng lý do làm đơn

Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên

4. Trình tự nộp tiền phạt khi bị xử lý vi phạm hành chính:

Căn cứ pháp lý: Nghị định 81/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính

Nghị định 97/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 81/2013/nđ-cp ngày 19 tháng 7 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, hình thức nộp tiền phạt khi bị xử lý vi phạm hành chính gồm:

TH1: 

– Nộp trực tiếp: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;

TH2: 

– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;

Th3: 

– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quyết định xử phạt hành chính tại chỗ hay tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.

TH4:

– Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thời hạn nộp tiền phạt:

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt.

– Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

– Trong thi hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

– Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

– Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.

Hiện nay, cách thức nộp tiền phạt được quy định dưới hai hình thức: Nộp phạt trực tiếp, nộp phạt thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước. Bất kỳ hành vi nào của cá nhân, tổ chức nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm nộp phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Nhà nước tạo điều kiện cho những cá nhân tổ chức ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thực hiện trách nhiệm nộp phạt của mình.

5. Quy định về nộp tiền phạt nhiều lần:

Theo quy định tại Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

– Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.

– Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

Việc quy định về nộp phạt nhiều lần nhằm tạo điều kiện thực hiện nghĩa vụ nộp phạt đối với những cá nhân, tổ chức có kinh tế khó khăn và không có khả năng thực hiện nộp phạt một lần. Quy định nộp phạt nhiều lần được áp dụng trên cơ sở đơn đề nghị của cá nhân, tổ chức về nộp phạt nhiều lần. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com