Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản (14.NT) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản (14.NT)

Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản (14.NT)

Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản là gì? Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản và hướng dẫn soạn thảo? Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản?

Nước ta, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi, bên cạnh đó thì nước ta còn có bờ biển kéo dài có các vũng vịnh phù hợp với điệu kiện để nuôi trồng thủy hải sản và phát triển kinh tế nhờ vào việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Mà thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá.

Vậy thức ăn để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản được lấy từ đâu và chất lượng của những loại thức ăn này cũng được phần lớn người làm nghề này quan tâm. Nắm bắt được mối lo ngại của người dân nên pháp luật nước ta đã quy định đối với các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì mới được phép sản xuất thức ăn thủy sản. Một cơ sở sản chỉ được xuất thức ăn thủy sản khi đước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản. Vậy mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản được quy định như thế nào?

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

–  Luật Thủy sản 2017;

– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.

1. Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản là gì?

Trên cơ sở quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thủy sản 2017  thì thuật ngữ thức ăn thủy sản được quy định cụ thể như sau: Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản  chính là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản đáp ứng điều kiện luật định như thỏa mãn điều kiện về địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại; Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm; Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất; Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; ó nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm,…Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản thể hiện sự cho phép để các cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản thể hiện sự cho phép, đồng ý của Nhà nước về việc các cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản được phép sản xuất thức ăn thủy sản theo như quy định của pháp luật hiện hành về thức ăn thủy sản. Mẫu được thành lập và nêu rõ các nội dung mà cơ sở sản suất thức ăn thủy sản đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo như quy định của pháp luật hiện hành. Chủ thể cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản là Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

2. Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản là mẫu văn bản có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản được ban hành kèm theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

CƠ QUAN CẤP TRÊN

CƠ QUAN CẤP GIẤY
——-

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUT

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Số: TSAABBBB(2)

Tên cơ sở: ……

Địa chỉ trụ sở: …

Số điện thoại: …. Số Fax: …

Địa chỉ sản xuất: …

Số điện thoại: … Số Fax: ……

Được chứng nhận đủ điều kiện sn xuất thức ăn thủy sản, sn phẩm xử lý môi trường nuôi trng thủy sản đối với(1):

……

Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn

…., ngày …. tháng …. năm….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(

Ký, ghi rõ họ tên, đóngdu)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản:

(1) Ghi rõ điều kiện sản xuất theo từng nhóm sản phẩm:

Thức ăn thy sn

– Thức ăn hỗn hợp

– Thức ăn bổ sung (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

– Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu)

– Sản phẩm khác: Atermia,…

Sản phm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

– Chế phẩm sinh học (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

– Hóa chất xử lý môi trường (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

– Hỗn hợp khoáng, vitamin, …(ghi cụ thể dạng sản phẩm)

– Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu).

(2) Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

– Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.

– Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.

– Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: TSAABBBB

+ “TS” thể hiện nhóm sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

+ “AA” gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, cụ thể như sau:

++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00

++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:

STT Tên đơn vị hành chính Mã số STT Tên đơn vị hành chính Mã số
1 Thành phố Hà Nội 01 33 Tỉnh Quảng Nam 49
2 Tỉnh Hà Giang 02 34 Tỉnh Quảng Ngãi 51
3 Tỉnh Cao Bằng 04 35 Tỉnh Bình Định 52
4 Tỉnh Bắc Kạn 06 36 Tỉnh Phú Yên 54
5 Tỉnh Tuyên Quang 08 37 Tỉnh Khánh Hòa 56
6 Tỉnh Lào Cai 10 38 Tỉnh Ninh Thuận 58
7 Tỉnh Điện Biên 11 39 Tỉnh Bình Thuận 60
8 Tỉnh Lai Châu 12 40 Tỉnh Kon Tum 62
9 Tỉnh Sơn La 14 41 Tỉnh Gia Lai 64
10 Tỉnh Yên Bái 15 42 Tỉnh Đắk Lắk 66
11 Tỉnh Hòa Bình 17 43 Tỉnh Đắk Nông 67
12 Tỉnh Thái Nguyên 19 44 Tỉnh Lâm Đồng 68
13 Tỉnh Lạng Sơn 20 45 Tỉnh Bình Phước 70
14 Tỉnh Quảng Ninh 22 46 Tỉnh Tây Ninh 72
15 Tỉnh Bắc Giang 24 47 Tỉnh Bình Dương 74
16 Tỉnh Phú Thọ 25 48 Tỉnh Đồng Nai 75
17 Tỉnh Vĩnh Phúc 26 49 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 77
18 Tỉnh Bắc Ninh 27 50 TP. Hồ Chí Minh 79
19 Tỉnh Hải Dương 30 51 Tỉnh Long An 80
20 Thành phố Hải Phòng 31 52 Tỉnh Tiền Giang 82
21 Tỉnh Hưng Yên 33 53 Tỉnh Bến Tre 83
22 Tỉnh Thái Bình 34 54 Tỉnh Trà Vinh 84
23 Tỉnh Hà Nam 35 55 Tỉnh Vĩnh Long 86
24 Tỉnh Nam Định 36 56 Tỉnh Đồng Tháp 87
25 Tỉnh Ninh Bình 37 57 Tỉnh An Giang 89
26 Tỉnh Thanh Hoá 38 58 Tỉnh Kiên Giang 91
27 Tỉnh Nghệ An 40 59 Thành phố Cần Thơ 92
28 Tỉnh Hà Tĩnh 42 60 Tỉnh Hậu Giang 93
29 Tỉnh Quảng Bình 44 61 Tỉnh Sóc Trăng 94
30 Tỉnh Quảng Trị 45 62 Tỉnh Bạc Liêu 95
31 Tỉnh Thừa Thiên Huế 46 63 Tỉnh Cà Mau 96
32 Thành phố Đà Nẵng 48  

+ “BBBB” gồm 4 chữ số từ 0001 đến 9999, là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản:

Bước 1: Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản thực hiện việc nộp hồ sơ  yêu cầu cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh theo hai cách đó là nộp trực tiếp và nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng. Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản thành phần hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ sau:

Một là,  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận và trường hợp cấp lại);

Hai là,  Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận).

Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nhận hồ sơ trực tiếp từ cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản thì tực hiện việc kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; nếu nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng thì Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung trong thời gian không quá 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.

Bước 3: Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với cơ sở đủ điều kiện. Mặt khác, nếu cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Sau khi có kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Như vậy, để một cơ sở có thể hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo như quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP và những điều kiện này phải được cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh phê duyệt và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com