Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu mới nhất

Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu mới nhất

Phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là gì? Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu? Hướng dẫn soạn thảo phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu? Một số quy định về đấu thầu?

Theo quy định của pháp luật, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu được sử dụng trong quá trình hoạt động đấu thầu.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập. Có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong quá trình đấu thầu có rất nhiều loại văn bản, phiếu đăng ký cần phải tạo lập. Phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là một trong số đó và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng.

Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là mẫu phiếu được lập ra để ghi chép về đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký, thông tin văn bản, thông tin đơn vị, cơ quan ban hành, các thông tin khác liên quan,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dung giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.

2. Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu:

PHIẾU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU

Kính gửi: Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Tên đơn vị: (1) …………….

2. Số văn bản: (2)…………………………

3. Cơ quan ban hành: ……….…………

4. Người ký: …………

5. Loại văn bản: ……………

6. Ngày ban hành: ………….. Ngày hiệu lực ……………

7. Tình trạng hiệu lực: ……………

……., ngày … tháng … năm ………

Đại diện hợp pháp của đơn vị đăng ký

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

3. Hướng dẫn soạn thảo phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu:

(1) ghi tên đơn vị gửi phiếu đăng ký.

(2) ghi số của văn bản quy phạm pháp luật.

4. Một số quy định về đấu thầu:

4.1. Đấu thầu là gì?

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 định nghĩa như sau:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Như vậy, ta có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Thực chất đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện với mục tiêu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu có mục tiêu xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.

Bản chất của đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc, yêu cầu nào đó. Mục tiêu của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.

4.2. Đặc điểm của đấu thầu:

Đấu thầu có một số đặc điểm cơ bản như sau:

– Đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.

– Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1  hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để kí hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.

– Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Luật đấu thầu 2013 đã quy định về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp. Việc thành lập và hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.

– Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

– Giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu. bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.

4.3. Các hình thức đấu thầu:

Theo quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 Luật đấu thầu 2013 quy định có một số hình thức đấu thầu trong nước, trong đó có:

– Thứ nhất, đấu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đầu thầu không hạn chế số nhà đầu tư tham gia dự thầu.

– Thứ hai, đấu thầu hạn chế: Hình thức này được áp dụng đối với trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc yêu cầu có một số kỹ thuật đặc thù khác. Chỉ những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu mới tham gia dự thầu được, tuy nhiên mỗi gói thầu phải có ít nhất 03 nhà đầu tư tham gia dự thầu.

– Thứ ba, chỉ định thầu: Chủ thầu lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng nhu cầu của gói thầu để thương lượng và ký hợp đồng.

Hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; Gói thầu di dời các công trình để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng…

– Thư tư, mua sắm trực tiếp: Áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Hình thức này được thực hiện đối với nhà thầu đã trúng thầu và ký hợp đồng trước đó, đáp ứng đủ các điều kiện về đơn giá, nội dung, tính chất, quy mô gói thầu, thời gian ký hợp đồng của gói thầu trước đó…

– Thứ năm, chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức quy định và thuộc các trường hợp: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường; gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi gói thầu đã có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, có dự toán được phê duyệt và đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Ngoài ra còn một số hình thức khác như: Tự thực hiện hay tham gia thực hiện của cộng đồng…

4.4. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về đấu thầu:

Theo khoản 1 Điều 90 Luật đấu thầu 2013 nêu rõ, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đấu thầu sẽ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP mức xử phạt hành chính cao nhất với hành vi vi phạm về đấu thầu lên tới 40 triệu đồng, cụ thể áp dụng với hành vi:

– Thứ nhất, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

– Thứ hai, cho phép nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu dẫn đến làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu.

Thêm vào đó, theo Điều 222 Bộ luật hình sự 2015  quy định mức hình phạt cao nhất của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng lên đến 20 năm tù giam nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên.

Theo đó, người nào thực hiện các hành vi:

– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.

– Thông thầu.

– Gian lận trong đấu thầu.

– Cản trở hoạt động đấu thầu.

– Chuyển nhượng thầu trái phép.

Thì sẽ bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ cho đến 20 năm tù giam tùy mức độ hành vi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com