Mẫu quyết định đình chỉ vụ án (Mẫu số 40-HS) chi tiết nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu quyết định đình chỉ vụ án (Mẫu số 40-HS) chi tiết nhất

Mẫu quyết định đình chỉ vụ án (Mẫu số 40-HS) chi tiết nhất

Mẫu quyết định đình chỉ vụ án là gì? Mẫu quyết định đình chỉ vụ án? Hướng dẫn soạn theo mẫu quyết định đình chỉ vụ án? Một số quy định về quyết định đình chỉ vụ án?

Theo như quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự thì mọi người đều phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội của mình. Trong một vụ án được khởi tố nhưng trong quá trình điều tra không có giấu hiệu phạm tội hoặc người bị hai rút đơn khởi kiện thì vụ án được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự. Vậy mẫu quyết định đình chỉ vụ án được quy định như thế nào?

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

– Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Mẫu quyết định đình chỉ vụ án là gì?

Đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt mọi hoạt động tố tụng của các cơ quan tố tụng đối của vụ án đối với bi can, bi cáo trong quá trình tố tụng. Vụ án nếu đã có quyết định đình chỉ thì không được phục hồi điều tra, truy tố, xét xử.

Đình chỉ vụ án diễn ra trong các giai đoạn sau của quá trình tố tụng:

– Đình chỉ vụ án trong gia đoạn truy tố

– Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

– Đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

– Đình chỉ vụ án trong giai đoạn giám đốc thẩm

– Đình chỉ vụ án trong giai đoạn tái thẩm.

Mẫu số 40-HS: Quyết định đình chỉ vụ án là mẫu bản quyết định được tòa án lập ra để quyết định về việc đình chỉ vụ án hình sự. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin hội đồng thẩm phán, vụ án được đình chỉ, lý do đình chỉ vụ án…

2. Mẫu quyết định đình chỉ vụ án để làm gì?

Mẫu Quyết định đình chỉ vụ án được tòa án lập ra để quyết định về việc đình chỉ vụ án hình sự. Mẫu Quyết định đình chỉ vụ án hình sự được lập ra khi vụ án không có căn cứ để khởi tố và người bị hại thực hiện việc rút đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành.

3. Mẫu quyết định đình chỉ vụ án:

Mẫu số 40-HS: Mẫu quyết định đình chỉ vụ án ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Mẫu số 40-HS: Mẫu quyết định đình chỉ vụ án có nội dung cơ bản như sau:

TÒA ÁN……..(1)

––––––

Số:…../….. (2)/HSST-QĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

––––––––––

                                                                                  ….., ngày….. tháng….. năm……

QUYẾT ĐỊNH

ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN

TÒA ÁN (3)……..

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có: (4) …………..

Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà) …….

Thẩm phán: Ông (Bà) ……..

Các Hội thẩm nhân dân (quân nhân): Ông (Bà) ……..

Căn cứ các điều 282, 299 và 326 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Xét thấy: (5) …………..

QUYẾT ĐỊNH:

1. Đình chỉ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm… đối với bị cáo: (6) …………

Bị Viện kiểm sát (7) …..

Truy tố về tội (các tội) (8) …….

Theo điểm (các điểm)……khoản (các khoản)……….Điều (các điều)………của Bộ luật Hình sự.

2. Quyết định này có thể bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết khi có Quyết định phục hồi vụ án.

3 (9) …………….

Nơi nhận:

– (10)…………………….;

– Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

4. Hướng dẫn soạn theo mẫu quyết định đình chỉ vụ án:

(1)  ghi tên Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm ; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: 16/2017/HSST-QĐ).

(3) ghi tên Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm ; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).

(4) ghi rõ họ tên của Thẩm phán, Hội thẩm; nếu vụ án do Tòa án quân sự giải quyết thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.

(5) ghi rõ trường hợp đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (ví dụ: Xét thấy đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự).

(6) ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp của bị cáo đầu vụ; nếu có nhiều bị cáo thì ghi thêm “và đồng phạm”. Trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện theo pháp luật.

(7) ghi tên Viện kiểm sát cùng cấp.

(8) ghi tội danh bị truy tố theo cáo trạng.

(9) ghi hậu quả của việc đình chỉ vụ án (việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ (nếu có) và những vấn đề khác có liên quan).

(10) Viện kiểm sát cùng cấp, bị cáo, bị hại (nếu có).

5. Một số quy định về quyết định đình chỉ vụ án:

5.1. Các trường hợp đình chỉ vụ án hình sự:

Thứ nhất, Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố

Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ sau: Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá;Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố; Có căn cứ xác định người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; Người phạm tội có căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự; Người phạm tội là người dưới 18 tuổi thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.
Đối với trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu. Nếucó căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Viện kiểm sát vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Thứ hai, Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợ sau: Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Thứ ba, Đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

Thẩm quyền đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là Hội đồng xét xử phúc thẩm. Các căn cứ đình chỉ vụ án: Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Thứ tư, Đình chỉ vụ án trong giai đoạn giám đốc thẩm

Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong các trường hợp sau: Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Thứ năm, Đình chỉ vụ án trong giai đoạn tái thẩm

Trong giai đoạn tái thẩm, Hội đồng tái thẩm có thể ra quyết định định chỉ trong các trường hợp sau: Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

5.2. Vụ án đình chỉ khi người bị hại rút đơn yêu cầu:

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chỉ khi người bị hại hoặc người đại diện (khi bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết) có yêu cầu thì người nào phạm 10 tội sau mới bị khởi tố:

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Cưỡng dâm;

– Làm nhục người khác;

– Vu khống;

– Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

Nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố, vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho rằng việc bị hại hoặc người đại diện của người này rút đơn yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng với vụ án này.

Việc người bị hại yêu cầu cũng là một trong các căn cứ để khởi tố vụ án nên việc người này rút đơn cũng được coi là một căn cứ để cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com