Miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm do lỗi của đối phương

Miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm do lỗi của đối phương. Trường hợp này được ghi nhận tại điểm c Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại.

mien-trach-nhiem-do-hanh-vi-vi-pham-do-loi-cua-doi-phuong(2)mien-trach-nhiem-do-hanh-vi-vi-pham-do-loi-cua-doi-phuong(2)Miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm do lỗi của đối phương. Trường hợp này được ghi nhận tại điểm c Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại.


Luật thương mại năm 1997 đã không quy định lỗi của bên bị thiệt hại là căn cứ để miễn trừ trách nhiệm hợp đồng. Tuy nhiên tại Điểm c Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại năm 2005 đã ghi nhận trường hợp này là một trong những căn cứ để miễn trừ trách nhiệm hợp đồng.

Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm. Về trường hợp này, nhận thấy rằng pháp luật thương mại chưa tính đến khả năng hành vi vi phạm của một bên có nguyên nhân xuất phát từ bên thứ ba, mà bên này được pháp luật quy vào được miễn trách nhiệm.

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Mặc dù, các bên có thể thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng của họ. Nhưng trong trường hợp không được thỏa thuận, đương nhiên bên vi phạm sẽ không được miễn trách nhiệm nếu do lỗi của bên thứ ba, mặc dù bên này rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm.

Về vấn đề này, có vẻ Luật thương mại năm 2005 có phần cứng nhắc hơn so với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Tại điều 40 có quy định:

“Bên vi phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản trong các trường hợp sau đây:

1) Gặp thiên tai, địch họa và các trở lực khách quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp cần thiết để khắc phục;

2) Phải thi hành lệnh hẩn cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

3) Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản trong các trường hợp quy định tại điểm 1 và điều 2 của điều này…”.

mien-trach-nhiem-do-hanh-vi-vi-pham-do-loi-cua-doi-phuong(2)mien-trach-nhiem-do-hanh-vi-vi-pham-do-loi-cua-doi-phuong(2)

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Đáng tiếc là Luật thương mại năm 2005 đã không kế thừa điểm tiến bộ của Pháp lệnh kinh tế 1989 này. Ngoài ra, Luật thương mại năm 2005 cũng chưa đề cập đến trường hợp miễn trách nhiệm do một bên ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng mà bên thứ ba này vi phạm nghĩa vụ trong một số trường hợp cụ thể. Có thể giải quyết vấn đề này khi học hỏi điều 79 CISG “nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó, thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của công ước và người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nhiệm nếu các quy định của công ước được áp dụng cho họ”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com