Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật hiện hành

mien-trach-nhiem-khi-thuoc-truong-hop-su-kien-bat-kha-khangmien-trach-nhiem-khi-thuoc-truong-hop-su-kien-bat-kha-khangTheo quy định của điểm b, khoản 1, Điều 294, Luật thương mại năm 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng. Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2005. Theo khoản 1, Điều 161, Bộ luật dân sự 2005, quy định cụ thể  như sau : “ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dung mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Từ quy định này cho thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:  Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng; Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được; Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước…Tuy nhiên, để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng đã thỏa mãn cả 3 điều kiện trên.  Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 296, Luật thương mại năm 2005.

mien-trach-nhiem-khi-thuoc-truong-hop-su-kien-bat-kha-khangmien-trach-nhiem-khi-thuoc-truong-hop-su-kien-bat-kha-khang

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Về vấn đề một bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người thứ ba không thực hiện được nghĩa vụ của mình do gặp bất khả kháng) có được coi là căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm không còn có quan điểm khác. Do xét về bản chất, căn cứ miễn trách nhiệm này hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Các bên tham gia quan hệ phải tự mình gánh chịu các nghĩa vụ cũng như lợi ích về mặt tài sản phát sinh từ quan hệ đó. Nếu bên thứ ba được miễn trách nhiệm trước bên có hành vi vi phạm thì đó là vấn đề nằm trong khuôn khổ hợp đồng của hai bên đó và họ phải tự giải quyết. Hợp đồng đó được xác lập vì lợi ích của họ nên đương nhiên trách nhiệm cũng do họ gánh chịu, không thể yêu cầu bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu hoặc chia sẻ gánh nặng đó.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com