Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Bộ luật dân sự

Quy định về bảo lãnh? Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Bộ luật dân sự?

Trong các quan hệ dân sự hiên nay dưới quy định của pháp luật hiện hành thì đã áp dụng các biện pháp bảo đảm để quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và đảm bảo tính pháp lý thì pháp luật nước ta  trong các trường hợp các bên thực hiện các giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự có tính chất bảo đảm. Trong bảo đảm có quy định về bảo lãnh là một phần trong đó, các bên khi tham gia vào các giao dịch dân sự thì bảo lãnh là một phần không thể thiếu và nó mang tính rất phổ biến. Điều đặc biệt là dựa theo quy định pháp luật Dân sự thì bảo lãnh được áp dung rất nhiều trong các lĩnh vực mà đặc biệt trong một số lĩnh vực như ngân hàng, mua bán, cho thuê… Vậy pháp luật quy định như thế nào về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự năm 2015?

Tuy nhiên bên cạnh các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên bảo lãnh khi tham gia và các giao dịch thì pháp luật này còn có quy định về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Bộ luật dân sự, nhưng chắc hẳn không phải ai cũng hiểu hết về vấn đề này. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về nội dung miễn nghĩa vụ bảo lãnh chi tiết, như sau:

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015

1. Quy định về bảo lãnh

Trên cơ sở của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.

Trong quá trình thực hiện việc bảo lãnh mà đối với trường hợp người được bảo lãnh nếu không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh khi đã cam kết về việc thực hiện quyền bảo lãnh của mình đối với một chủ thể thì phải sử dụng phần tài sản thuộc sở hữu của mình, hay bên bảo lãnh phải tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời việc xác định quan hệ nghĩa vụ chính trong việc bảo lãnh cũng như việc bảo lãnh được coi là chấm dứt khi bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước bên nhận bảo lãnh của mình. Một khi một quan hệ chấm dứt thì kéo theo đó là việc mà bên còn lại của giao kết phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bảo lãnh trong phạm vi đã bảo lãnh; bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận giữa họ với người được bảo lãnh hoặc pháp luật có quy định.

Từ nội dung nêu trên đã có nhắc đến bên có nghĩa vụ trong các quan hệ nghĩa vụ và bên này được xác định theo như quy định của luật định là bên bảo đảm trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình. Mặc dù, được quy định là như thế những cũng có nhiều trường hợp bên có nghĩa vụ không có điều kiện để đảm nhận sự bảo đảm đó trước bên có quyền.

Quan hệ bảo lãnh có thể được phát sinh giữ nhiều người theo như luật định. Chính vì thế mà có những trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ mà giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và nếu không có thoả thuận khác giữa người được bảo lãnh và những người có nghĩa vụ bảo lãnh thì nghĩa vụ của những người cùng bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh được xác định theo nghĩa vụ liên đới và họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh

Theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 341 bộ luật Dân sự năm 2015, khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được chuyển cho bên bảo lãnh, cho nên nếu người bảo lãnh được người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ thì người được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ.

Theo như quy định tại Điều 341 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Bộ luật dân sự

Dựa trên cơ sở quy định về bảo lãnh được nêu ra ở trên thì có thể xác định được một điều là trong quan hệ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh được xác định là bên có quyền trong quan hệ bảo lãnh, không những thế mà bên này còn được pháp luật quy định về bảo lãnh để đáp ứng quyền được thanh toán của bên nhận bảo lãnh, ngoài ra thì việc bảo lãnh còn được thiết trên cơ sở thỏa thuận của các bên chứ không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, tại mục 2 này tác giả sẽ phân tích các quy định về việc bên nhận bảo lãnh cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ của mình, theo như quy định tại Điều 341 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên có quyền có thể từ chối hưởng quyền của mình, bằng cách miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, điều này được quy định cụ thể:

Điều 341 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối vôi bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

3. Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối vối những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

Từ quy định được nêu ở trên thì có thể khẳng định lại một lẫn nữa về thuật ngữ “bảo lãnh” được hiểu là việc một người thứ ba trong quan hệ đó thực hiện việc cam kết với bên có quyền sẽ tự mình thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ trong việc giao kết đó. Chính vì thế, dựa theo quy định tại Điều này thì miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của người có nghĩa vụ bảo lãnh chỉ xảy ra trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà họ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bở lẽ đó, miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là việc bên có nhận bảo lãnh và miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với mình.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 341 Bộ luật này thì bên bảo lãnh sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh. Có thể hiểu vấn đề này theo một cách khác đó là  khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình trong quá trình giao kết dân sự thì nghĩa vụ thực hiện việc giao kết đó theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ được chuyển giao cho bên bảo lãnh, vậy khi chuyển giao nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ chấm dứt tư cách chủ thể vì vậy không phải thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định của Điều 341 này có quy định về vấn đề miễn thực hiện nghĩa vụ trong quá trình giao kết hợp đồng cho bên bảo lãnh cũng đồng nghĩa với việc miễn thực hiện nghĩa vụ đối với bên được bảo lãnh.

Quy định trong quan hệ có nhiều bên bảo lãnh là sự nối tiếp quy định tại khoản 4 Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ liên đới đã quy định: “Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 341 Bộ luật này thì trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. Vì nghĩa vụ của những người bảo lãnh liên đới không phân chia theo phần độc lập, cho nên những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện nghĩa vụ liên đối đối với toàn bộ nghĩa vụ. Sau khi thực hiện xong thì có quyền yêu cầu người bảo lãnh khác hoàn trả theo phần của họ, phần còn lại phải yêu cầu người được bảo lãnh hoàn trả.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật LVN Group về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Bộ luật dân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về bảo lãnh khác, vui lòng liên hệ: 1900.0191 để được tư vấn – hỗ trợ!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com