Mô hình kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Theo Thông tư 60/2006/TT-BTC, mô hình kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán được quy định như sau:

mo-hinh-kinh-doanh-phu-hop-voi-nganh-nghe-kinh-doanh-dich-vu-kiem-toanmo-hinh-kinh-doanh-phu-hop-voi-nganh-nghe-kinh-doanh-dich-vu-kiem-toan

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi và hai người nữa là kiểm toán viên có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán với nguyện vọng hạn chế người tham gia quản lý điều hành công ty. Ba người có quyền ngang nhau trong công ty và có ý định mời công ty TNHH một thành viên A và doanh nghiệp tư nhân B làm thành viên với yêu cầu các thành viên đều tham gia vào cơ quan quản lý cao nhất. Công ty và doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ tài sản trong kinh doanh. LVN Group cho tôi hỏi có những mô hình doanh nghiệp nào có thể đáp ứng đc yêu cầu đó của tôi? Chủ doanh nghiệp B có được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp khác không? Để thỏa mãn nguyện vọng hạn chế người tham gia quản lý công ty, chúng tôi có thể cùng thành lập công ty TNHH 1 thành viên được không? Xin cảm ơn LVN Group!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

Theo quy định tại Thông tư 60/2006/TT-BTC Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật dưới các hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Với nhu cầu của bạn là hạn chế người tham gia quản lý điều hành công ty bạn có thể thành lập doanh nghiệp kiểm toán dưới mô hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty hơp danh.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có ưu điểm là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Mô hình này đã đáp ứng được nhu cầu của bạn là hạn chế người tham gia quản lý điều hành công ty tuy nhiên chủ sở hữu công tu có những ràng buộc về mặt pháp lý.

– Công ty hợp danh, ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

mo-hinh-kinh-doanh-phu-hop-voi-nganh-nghe-kinh-doanh-dich-vu-kiem-toanmo-hinh-kinh-doanh-phu-hop-voi-nganh-nghe-kinh-doanh-dich-vu-kiem-toan

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Nếu cả ba bạn đã có sự quen biết nhau từ trước thì bạn nên lựa chọn mô hình công ty hợp danh, loại mô hình này đáp ứng được đủ các nguyện vọng của bạn.

Tuy nhiên, một số lưu ý đối với bạn là kinh doanh dịch vụ kiểm toán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đó là khi thành lập công ty có ít nhất 3 nhân viên kiểm toán, thành viên được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên; phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân B không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp khác bởi:

– Theo quy định tại Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005: Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân không được góp vồn vào doanh nghiệp khác.

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì vậy bị hạn chế khi tham gia hoạt động kinh doanh.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com