Mối quan hệ của giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội? Cấu trúc giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội?
Như chúng ta đã biết thì vấn đề giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội là vấn đề rất cần thiết và nó mang tính tổng hợp rất cao đây là vấn đề cấp thiết mà cần phải thực hiện lâu dài, để xây đựng dược Mối quan hệ và cấu trúc giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau.
LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191
1. Mối quan hệ giữa giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội:
Hiện nay đang còn có những nhận thức khác nhau về mối quan hệ giữa hệ giá trị con người với hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị xã hội. Có ý kiến cho rằng ba loại hệ giá trị này mang cùng một bản chất, chỉ là xét theo các giác độ tiếp cận khác nhau, chủ thể khác nhau; lại có những ý kiến cho rằng đây là những phạm trù khác nhau (tuy có liên quan đến nhau). Ở đây xin nêu lên mối quan hệ giữa ba hệ giá trị này theo cách tiếp cận con người là chủ thể trung tâm của văn hóa và xã hội.
Từ bản chất và đặc trưng của giá trị con người mà hình thành giá trị văn hóa và giá trị xã hội (giá trị văn hóa được xét ở đây theo nghĩa rộng như quan niệm của Hồ Chí Minh, chứ không theo nghĩa hẹp thuộc lĩnh vực tinh thần). Và giá trị văn hóa, giá trị xã hội cũng là những phương diện biểu hiện (thể hiện) giá trị con người ở những lát cắt khác, bình diện khác mà thôi.
Trên thế giới, ở tất cả các nước, chính giá trị con người (và giá trị công dân) là nền tảng gốc rễ cơ bản đề hình thành giá trị văn hóa và giá trị xã hội. Nhưng điều này không có nghĩa là giá trị văn hóa và giá trị xã hội được quy định đơn nhất và một chiều từ hệ giá trị con người. Khi nói đến hệ giá trị con người thường nói đến những giá trị mang bản chất con người – bản chất công dân (quyền con người – quyền công dân) của một xã hội cụ thể.
Còn khi nói đến hệ giá trị văn hóa thường nói đến các giá trị mà con người sáng tạo ra (cả về đời sống vật chất và tinh thần) trong nền sản xuất xã hội – đời sống xã hội, đương nhiên các giá trị văn hóa phải phản ánh các bản chất cơ bản của giá trị con người về phương diện văn hóa trong tất cả các lĩnh vực của xã hội
Còn các giá trị xã hội lại thể hiện các giá trị con người trong sự liên kết thành một xã hội có tổ chức, một chế độ xã hội cụ thể, một Nhà nước cụ thể, với những chế định quan phương (và phi quan phương) mà nỗi cá nhân, chủ thể riêng biệt phải tôn trọng và tuân theo. Như vậy, chính hệ giá trị con người là hạt nhân cốt lõi của hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị xã hội.
Nhưng khi hệ giá trị văn hóa và đặc biệt là hệ giá trị xã hội được định hình, sẽ có một vai trò chi phối quan trọng (có thể mang tính quyết định) đối với sự thay đổi và phát triển hệ giá trị con người. Nói một cách hình ảnh, có thể mô tả mối quan hệ giữa hệ giá trị con người với hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị xã hội như ba vòng tròn đồng tâm, mà vòng trong cùng là hệ giá trị con người, tiếp theo vòng thứ hai là hệ giá trị văn hóa, còn vòng thứ ba ngoài cùng là hệ giá trị xã hội.
Sẽ là siêu hình và không đúng bản chất khi nhìn nhận tách biệt máy móc giữa các hệ giá trị này trong sự phát triển của xã hội. Như vây, trong mối quan hệ biện chứng mang tính bản chất đó, trên thực tế, ở tầm quốc gia (dân tộc) sẽ là các giá trị tổng hợp chứa đựng cả giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội đặc trưng của một quốc gia (dân tộc) trong một giai đoạn phát triển nào đó. Đối với nước ta, có thể gọi đó là hệ giá trị Việt Nam đặc trưng của thời kỳ công nghiệp, hiện đại hóa.
2. Cấu trúc của hệ giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội:
Xét một cách tổng quát, trong mỗi giai đoạn phát triển, hệ giá trị con người – giá trị văn hóa – giá trị xã hội được cấu trúc bởi ba cấu phần chủ yếu: những giá trị truyền thống được lưu giữ lại từ quá khứ; những giá trị hiện tại do điều kiện khách quan quy định; và những giá trị định hướng cho sự phát triển trong giai đoạn mới (mà hiện thời chưa đóng vai trò chủ đạo chi phối sự phát triển). Ở đây cần lưu ý rằng cả ba cấu phần đó, theo quan điểm phát triển, đều có thể chứa đựng những giá trị tích cực hoặc những giá trị tiêu cực, điều chỉnh hành vi của con người và tất cả các chủ thể trong xã hội.
Các giá trị đó đều có chức năng chung là tác động tới sự phát triển của xã hội; tuy nhiên, mỗi cấu phần giá trị đó lại có những định hướng vận động khác nhau. Trong các giá trị truyền thống, những giá trị tích cực là những giá trị còn mạng lại động lực phát triển, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho đa số các chủ thể trong xã hội.
Các giá trị này có thể và cần phải thay đổi nội dung và hình thức thể hiện cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện hiện tồn (ví dụ như giá trị tính cộng đồng làng xã). Còn có những giá trị truyền thống tiêu cực tồn tại như những “tàn dư” trong nhận thức, quan niệm, lối sống, dù có thể đã mất đi cơ sở kinh tế, xã hội khách quan để tồn tại.
Các giá trị hiện tại là những giá trị hình thành chủ yếu do điều kiện khách quan hiện tại quy định, các giá trị này cũng có thể có những giá trị tích cực, cũng có thể có những giá trị tiêu cực, phản ánh thực tế khách quan bản chất đa dạng của sự phát triển hiện tại, đóng vai trò chủ đạo chi phối sự phát triển thực tại của xã hội.
Những giá trị định hướng cho sự phát triển trong giai đoạn mới là những giá trị mới hình thành nhằm đáp ứng với những đòi hỏi (điều kiện) phát triển của giai đoạn mới, mà hiện thời chưa đóng vai trò chủ đạo định hướng sự phát triển. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng những giá trị mới được hình thành không phải tất cả đều là những giá trị tích cực, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, có không ít các giá trị được coi là tích cực đối với nước khác, nhưng khi “du nhập” vào Việt Nam lại mang tác động tiêu cực.
Sự phân định ba loại này chỉ mang tính tương đối, vì bản thân các giá trị có sự vận động, phát triển, chuyển hóa lẫn nhau do các điều kiện khách quan cũng như nhân tố chủ quan tác động, và sự phát triển của xã hội như thế nào là sự tác động tổng hợp của cả ba loại gí trị đó.
Trong quá trình hình thành, biến đổi và phát triển hệ giá trị con người – giá trị văn hóa – giá trị xã hội, có một vấn đề mang tính quy luật là khi đã được hình thành các giá trị đó tồn tại độc lập tương đối với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện tại. Và sự vận động, thay đổi của các giá trị này trong các điều kiện bình thường thường có “độ trễ” nhất định so với sự thay đổi điều kiện và trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, trong điều kiện thay đổi đột biến, mang tính bước ngoặt về thể chế phát triển, và trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, sẽ xuất hiện (hoặc yêu cầu phải có) các giá trị mới “vượt trước” so với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế – xã hội hiện tại của một quốc gia. Các giá trị này có thể tác động tích cực đối với sự phát triển, cũng có thể có tác động tiêu cực.
Sự đấu tranh, xung đột, chuyển hóa về giá trị tất yếu nảy sinh giữa các giá trị truyền thống, các giá trị hiện tại và các giá trị mới, giữa các giá trị quốc gia với các giá trị quốc tế, ngoại lai. Đây chính là vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi phải chủ động xây dựng và phát triển các giá trị con người – giá trị văn hóa – giá trị xã hội đáp ứng với đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (vốn đang cần phải xây dựng, hiện chưa là cơ sở đầy đủ và vững chắc ở nước ta) trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội hập quốc tế. Các giá trị “chiến thắng” và phát triển sẽ là các giá trị có cơ sở kinh tế – xã hội làm nền tảng, có cơ sở pháp lý để vận động, phát triển và có cơ sở đạo đức để tồn tại.