Mức phạt rất nặng khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Tựu ý xây nhà, nhà xưởng, chuồng trại trên đất hai lúa có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?
Chuyển mục đích sử dụng đất là nhu cầu của không ít tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác tối đa giá trị kinh tế do đất đem lại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người có đất cũng có thể chuyển mục đích sử dụng, hơn nữa, nếu tự ý chuyển có thể bị phạt rất nặng. Vậy quy định về chuyển đổi mục đích này được quy định như thế nào? Bài viết của Luật Dương gia dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc giải quyết được vấn đề này.
1. Quy định về đất trồng lúa theo quy định pháp luật là gì?
Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:
Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
2. Đất trồng lúa có được lên thổ cư không?
Dựa theo quy định của Luật đất đai 2013 tại Điều 57, nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gồm các trường hợp sau:
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng rừng, đất làm muối
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản
Chuyển từ đất trồng cây lâu năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản.
Chuyển từ đất trồng cây lâu năm khác sang đất làm muối, hoặc đất nuôi trồng thủy sản nói chung.
Chuyển từ đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang nhóm đất nông nghiệp
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
Chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất, cho phép sử dụng và không thu tiền sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất.
Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất phi nông nghiệp thuộc dạng đất ở
Chuyển đất xây dựng với mục đích kinh doanh, hoặc sản xuất không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;
Chuyển đất từ loại hình thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy, quay lại với câu hỏi “Đất trồng lúa có được lên thổ cư không?” chúng tôi xin trả lời rằng bạn có thể chuyển từ loại hình đất trồng lúa lên đất thổ cư với bộ hồ sơ xin phép gồm:
Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hồ sơ sẽ được nộp tại phòng tài nguyên môi trường để tiến hành thủ tục chuyển đổi. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ thông báo kết quả. Nếu được duyệt, bạn cần tiến hành thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định
Căn cứ Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt nặng, cụ thể:
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
4. Quy định về biện pháp khắc phục
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
Tư vấn trường hợp cụ thể:
Câu hỏi:
Chào LVN Group, tôi là Nguyễn Văn Ninh ở Thái Nguyên, có vấn đề thắc mắc muốn LVN Group tư vấn cho tôi vấn đề sau: Gia đình tôi có thửa đất diện tích 600m2, được Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng là đất trồng lúa. Tháng 6/2017 này, con trai tôi lấy vợ nên tôi muốn sử dụng khoảng 350m2 trong thửa đất nói trên để xây nhà riêng cho con trai tôi. vậy, xin hỏi LVN Group tôi làm như vậy có được không? có vi phạm pháp luật đất đai không? và nếu có thì bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn LVN Group!
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn Luật Dương gia xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:
“Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.”
Như bạn đã trình bày, bạn muốn sử dụng khoảng 350m2 trong thửa đất 600m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên để xây nhà riêng cho con trai mình. Theo quy định trên thì bạn đã có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, cụ thể là đã sử dụng đất không đúng mục đích: chuyển mục đích diện tích đất trồng lúa đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành đất ở mà không xin phép.
Căn cứ quy định tại Điều 206 Luật đất đai 2013 thì người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt nặng, cụ thể:
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
…
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
Trong trường hợp này, bạn đã có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở là đất phi nông nghiệp, với diện tích 350 m2 (nhỏ hơn 0,5 héc ta). Do đó, bạn có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì bạn còn buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (nếu có) do hành vi vi phạm nêu trên.