Muốn giành được quyền nuôi con, phải chứng minh những gì?

Muốn giành được quyền nuôi con, phải chứng minh những gì? Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Trong quá trình giải quyết ly hôn thì ngoài việc tranh chấp về phân chia tài sản thì việc tranh chấp về quyền nuôi con cũng là vấn đề quan trọng được các bên quan tâm. Vậy muốn giành được quyền nuôi con phải chứng minh những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải quyết những thắc mắc này của quý bạn đọc

Căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình 2014

Nội dung tư vấn

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái 

Theo quy định tại điều 69 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được xác định như sau:

“1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”, tức là quyền và nghĩa vụ đối với con luôn đặt ra với người làm cha, làm mẹ không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng hay chưa, cụ thể:

+ Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

+ Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây: Con chưa thành niên; Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Do đó, có thể nói việc việc nuôi dưỡng chăm sóc con vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cả cha và mẹ. Con cái chính là cả cuộc đời người mẹ người cha. Nếu có hạnh phúc cũng là vì con, bình yên cũng là vì con. Bao nhiêu gian nan vất vả, cực khổ cơ hàn cha mẹ cũng vượt qua được hết vì con. Do đó dù hạnh phúc

2. Quyền nuôi con sau khi ly hôn

+ Đối với ly hôn thuận tình thì hai người có thể thoả thuận với nhau để có quyền nuôi con.

+ Đối với ly hôn được phương và tranh chấp quyền nuôi con thì xảy ra các trường hợp sau đây:

– Khi con dưới 36 tháng tuổi thì theo nguyên tắc chung thì người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng về nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì người bố sẽ có quyền nuôi con.

– Khi con trên 36 tháng tuổi thì toà sẽ xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó. (Trong trường hợp này 2 bên phải làm đơn giành quyền nuôi con bạn tải bên dưới).

– Khi con trên 7 tuổi thì toà sẽ hỏi ý kiến người con xem con lựa chọn sống với ai nhưng đây chỉ là một yếu tố tham khảo mà thôi, tức trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi về việc muốn sống với cha hay với mẹ. Khi lấy ý kiến của trẻ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt, việc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.

Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao tại điểm 26 Mục IV cũng hướng dẫn về quy định nêu trên như sau: “Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng”.

3. Điều kiện giành quyền nuôi con khi con trên 36 tháng tuổi

Để giành quyền nuôi con thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Điều kiện về vật chất (kinh tế):

(Vợ/Chồng) phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế

+ Công việc ổn định

+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)

+ … và các vấn đề khác.

Như vậy (Vợ/Chồng) phải có điều kiện về tài chính hơn so với (Vợ/Chồng), mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

Để chứng minh được vấn đề này (Vợ/Chồng) cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy, để giành quyền nuôi con (Vợ/Chồng) phải chứng minh được

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của toà thì (Vợ/Chồng) sẽ có quyền kháng cáo sau 15 ngày hoặc có thể chỉ ra được (Vợ/Chồng) không có đủ điều kiện về vật chất, đạo đức lối sống, tinh thần… ảnh hưởng đến con thì (Vợ/Chồng) sẽ gửi đơn ra toà để toà giải quyết.

Ngoài ra, người muốn giành quyền nuôi con còn có thể chỉ ra những bất lợi của vợ hoặc chồng khiến người còn lại bất lợi trong đáp ứng các điều kiện giành nuôi con như: công việc bấp bênh thường xuyên phải đi làm thêm vào buổi tối và không có chỗ ở ổn định….

– Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, bạo lực với con

Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con. Vì vậy, nếu bạn chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ…thì bạn sẽ giành lợi thế khi Tòa án phán quyền nuôi con.

– Chứng minh được đối phương có lỗi trong ly hôn

Như vợ/ chồng ngoại tình, bạo lực gia đình, vi phạm hôn nhân

– Chứng minh được bạn có thời gian chăm sóc con

Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có thời gian dành cho con. Để trẻ phát triển toàn diện, trẻ cần phải được đáp ứng cả về yếu tố vật chất và tinh thần. Vì thế vợ hoặc chồng mà đi xa thì đó là bất lợi trong việc giành quyền nuôi con

– Các yếu tố khác…..

Như vậy để giành được quyền nuôi con thì bố hoặc mẹ chứng minh được những điều kiện về vật chất và tinh thần dành cho con là tốt nhất và tốt hơn so với bên kia để giành quyền nuôi con. Còn ngược lại người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải có nghĩa vụ và các quyền sau:

“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết,

Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Còn ngược lại cha, mẹ trực tiếp nuôi con có các quyền và nghĩa vụ sau đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com