Ngân quỹ nhà nước là gì? Rủi ro trong quản lý ngân quỹ nhà nước? Vai trò của ngân quỹ nhà nước?
Hiện nay ta có thể thấy bên cạnh việc đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống, ngân quỹ nhà nước được quản lý tập trung tại kho bạc Nhà Nước trung ương đã giúp hình thành nguồn ngân quỹ. Nguồn ngân quỹ đóng vai trò lớn đối với những công việc và hoạt động của đất nước.
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
1. Ngân quỹ nhà nước là gì?
Ngân quỹ nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước có trên các tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước.
Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ quỹ ngân sách các cấp và tiền gửi của các quĩ tài chính nhà nước, đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước. (Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015)
Nguyên tắc quản lí ngân quỹ nhà nước
1. Thực hiện quản lí ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
2. Thực hiện tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo qui định.
3. Việc quản lí ngân quỹ nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả; gắn kết quản lí ngân quĩ nhà nước với quản lí ngân sách nhà nước và quản lí nợ công, đảm bảo khả năng thanh toán các Khoản nợ của Chính phủ.
Như vậy ta có thể thấy đây là 03 điiều kiện để họa động trong quản lý ngân quỹ nhà nước mà khi tiến hành phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể như trên đây. Theo đó nên nếu chúng ta muốn tiến hành các hoạt động cần thiết cần lưu ý thực hiện để đạt hiệu quả và nguyên tắc chung của hoạt động quản lý.
Với mục tiêu quản lý ngân quỹ nhà nước chủ động theo nguyên tắc thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết chặt chẽ giữa quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân quỹ nhà nước và quản lý nợ, đảm bảo thanh khoản của Chính phủ tại mọi thời điểm và hiệu quả về chi phí vay của ngân quỹ nhà nước nâng cao dư địa tài khóa, tăng cường tính an toàn, bền vững của hệ thống quản lý tài chính công, kho bạc nhà nước đã đưa ra giải pháp cho việc quản lý ngân quỹ nhà nước trong thời gian tiếp theo.
Như vậy thực hiện tốt các nguyên tắc trên đây thì kho bạc nhà nước sẽ rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý ngân quỹ nhà nước tại các luật, nghị định và thông tư hướng dẫn theo hướng tiệm cận với thông lệ quản lý ngân quỹ nhà nước tại các nước phát triển và phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam, đảm bảo quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, an toàn, minh bạch, hiệu quả.
2. Các rủi ro trong hoạt động quản lí ngân quĩ nhà nước:
Thứ nhất, Rủi ro thanh toán:
Là loại rủi ro phát sinh khi nguồn thu ngân quĩ nhà nước không đáp ứng đủ các nhiệm vụ chi ngân quĩ nhà nước; hoặc do các Khoản sử dụng ngân quĩ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo qui địnhchưa đến kì hạn thu hồi; hoặc các Khoản vay, phát hành tín phiếu không đủ để đảm bảo các nhiệm vụ chi của ngân quĩ nhà nước.
Thứ hai, Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quĩ nhà nước:
Là loại rủi ro phát sinh khi các Khoản sử dụng ngân quĩ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo qui định không có khả năng thu hồi kịp thời và đầy đủ (gốc, lãi) khi đến hạn; hoặc do có sự biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỉ giá hối đoái.
Thứ ba, Các loại rủi ro khác:
Là loại rủi ro phát sinh do đánh giá chưa chính xác mức độ ngân quĩ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quĩ nhà nước tạm thời thiếu hụt; hoặc do hệ thống công nghệ thông tin bị trục trặc; hoặc do các sự kiện bất khả kháng khác. (Theo Nghị định Số: 24/2016/NĐ-CP)
3. Vai trò của ngân quỹ nhà nước:
Ngân quỹ nhà nước đóng vai trò rất quan trọng đối với đât nước, chúng ta cũng rất dễ dàng để có thể nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý ngân quỹ, ngay từ năm 2007, Chiến lược phát triển kho bạc nhà nước ra đời đánh dấu những bước đi, lộ trình cải cách quản lý ngân quỹ theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, hướng tới mục tiêu an toàn và hiệu quả. Hiện nay có những kết quả đạt được có thể kể đến khuôn khổ pháp lý cơ bản hoàn chỉnh (Nghị định 24/2016/ NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước cùng các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính), xây dựng và triển khai thành công hệ thống tài khoản thanh toán tập trung – điều kiện tiên quyết để kho bạc nhà nước quản lý ngân quỹ tập trung, thành lập bộ phận chuyên môn thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ nhà nước thuộc kho bạc nhà nước, xây dựng các công cụ dự báo luồng tiền, quản lý rủi ro.
Ngân quỹ nhà nước cần được tiến hành cải cách quản lý ngân quỹ đây cũng là vấn đề mới, phức tạp, quá trình triển khai trên phạm vi rộng và theo đó kho bạc nhà nước đã nỗ lực hết mình để đạt được những kết quả trong điều hành ngân quỹ nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả kịp thời cho ngan sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại mọi thời điểm. Đố với việc cải cách này ta thấy vấn đề điều hành ngân quỹ nhà nước chặt chẽ, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả kịp thời Với đặc thù hoạt động trên địa bàn toàn quốc, bao phủ tới các cấp ngân sách và đơn vị giao dịch, hoạt động điều hành ngân quỹ luôn được kho bạc nhà nước được ưu tiên, chú trọng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các đơn vị trong từng thời kỳ.
Ở nước ta trong thời gian qua ta thấy rằng bên cạnh đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống, ngân quỹ nhà nước được quản lý tập trung tại Kho bạc Nhà nước Trung ương đã giúp hình thành nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để Bộ Tài chính sử dụng tạm ứng cho ngân sách trung ương và bên cạnh đó thực hiện các hoạt động để hỗ trợ ngân sách các tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm… góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vân đề quản lý ngân sách nhà nước quan trọng và ý nghĩa với đất nước vì thông qua quản lý ngân quỹ nhà nước có thể thực hiện các mục tiêu đảm bảo tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Khi chúng ta thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước là việc tập trung mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định và hoạt động huy động vốn ngắn hạn, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đảm bảo khả năng thanh toán.
Bên cạnh đó thông qua công tác quản lý nay để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước thông qua các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo chế độ quy định; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và giảm chi phí vay nợ của Chính phủ.
KHông những vậy với ý nghĩa và vai trò của nó thì nhà nước ta cần phảichủ động lập kế hoạch và thực hiện kịp thời các biện pháp xử lý ngân quỹ tạm thời thiếu hụt, để đảm bảo ngân quỹ nhà nước luôn đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán, chi trả và hiệu quả về chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước.
Bên cạnh đó cần thực hiện một số giải pháp như kho bạc nhà nước phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong và ngoài Bộ Tài chính trong quá trình triển khai các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ như dự báo dòng tiền, giao dịch ngân quỹ, quản lý rủi ro… để thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghiệp vụ kho bạc, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán chi đầu tư, chi thường xuyên, chi trả nợ của ngân sách.