Người tham gia tố tụng cạnh tranh theo quy định mới nhất

Người tham gia tố tụng cạnh tranh là gì? Người tham gia tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh?

Người tham gia tố tụng cạnh tranh là nội dung không hề mới đã được quy định trong Luật Canh tranh năm 2004. Tuy nhiên, đến Luật Cạnh tranh năm 2018, nội dung về người tham gia tố tụng cạnh tranh cũng có nhiều điểm thay đổi, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Vai trò của người tham gia tố tụng cạnh tranh được tỏ rõ trong tố tụng cạnh tranh, mọi hoạt động tố tụng cạnh tranh trước hết phát sinh từ một số các chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh và kết quả cuối cùng cũng là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh. Để hiểu cụ thể hơn về người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ cung cấp và phân tích những người tham gia tố tụng cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Business challenge isolated on white

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

Cơ sở pháp lý: Luật Cạnh tranh năm 2018.

1. Người tham gia tố tụng cạnh tranh là gì?

Tố tụng cạnh tranh được giải thích tại Khoản 8, Điều 3, Luật Cạnh tranh, theo đó: “Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.” . Hoạt động tố tụng cạnh tranh là hoạt động đề cao vai trò và mối quan hệ giữa cơ quan, người tiến hành tố tụng cạnh tranh và người tham gia tố tụng cạnh tranh.

Người tham gia tố tụng cạnh tranh là cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, được pháp luật trao quyền và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân liên quan và lợi ích xã hội. Người tham gia tố tụng cạnh tranh có nhiều nét tương đồng với người tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án.

2. Người tham gia tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh?

Theo quy định tại Điều 66 Luật Canh tranh năm 2018, người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm:

2.1. Bên khiếu nại.

Bên khiếu nạilà tổ chức, cá nhân có hồ sơ khiếu nại gửi tới Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh và được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận, xem xét để điều tra.

Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, bên khiếu nại được trao một số quyền được quy định tại Khoản 1, Điều 67 Luật Cạnh tranh, cụ thể:

Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh. Đây là quyền đương nhiên của bên khiếu nại, bởi họ là chủ thể làm phát sinh nghĩa vụ tiếp nhận, xem xét để điều tra của cơ quan có thẩm quyền, việc họ phải tham gia vào các giai đoạn trong tố tụng cạnh tranh nhằm tạo điều kiện cho họ chủ động bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình.

Đưa ra thông tin, tài liệu, đồ vật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền này đôi khi cũng là nghĩa vụ nếu có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, việc đưa ra thông tin, tài liệu, đồ vật khá giống với nguyên tắc trong tố tụng dân sự khi đương sự phải tự chứng minh các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

–  Được nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định của pháp luật. Đây là quyền có ý nghĩa quan trọng, giúp bên khiếu nại nắm bắt được thông tin của vụ việc cạnh tranh để đưa ra các phương hướng chứng minh cho chính mình, là cơ sở để bên khiếu nại hoạt động hiệu quả tại phiên điều trần.

Bên cạnh các quyền cơ bản trên, bên khiếu nại còn có các quyền được quy định tại Khoản 3, Điều 67 Luật Cạnh tranh.

Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.

Đây là quyền đặc trưng của bên khiếu nại, bên khiếu nại là chủ thể duy nhất trong những người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền kiến nghị Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, bao gồm: Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm. (Khoản 1, Điều 82, Luật Cạnh tranh).

2.2. Bên bị khiếu nại.

Bên bị khiếu nại là tổ chức, cá nhân bị khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Bên bị khiếu nại là bên bị động so với bên khiếu nại và là tổ chức, cá nhân được cho là có hành vi làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại. Bên bị khiếu nại có các quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Cạnh tranh, cụ thể:

Được biết thông tin về việc bị khiếu nại. Đây là quyền cơ bản và hoàn toàn chính đáng, việc được biết thông tin về việc bị khiếu nại là quyền cơ sở để thực hiện quyền giải trình về các nội dung bị khiếu nại, chủ động bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình trước nhưng “cáo buộc” về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Giải trình về các nội dung bị khiếu nại. Giải trình là việc bên bị khiếu nại cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin, nội dung bị khiếu nại và việc giải trình phải bằng văn bản, khách quan và chính xác.

2.3. Bên bị điều tra.

Bên bị điều tra là là tổ chức, cá nhân bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định tiến hành điều tra trong 2 trường hợp: (1) Việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 77 của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật Cạnh tranh; (2) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. (Điều 80 Luật Cạnh tranh). Như vậy, một tổ chức, cá nhân có thể mang hai tư cách chủ thể là bên bị khiếu nại và bên bị điều tra.

Bên bị điều tra có các quyền được quy định tại Khoản 3, Điều 67 Luật Canh tranh và bên khiếu nại cũng mang những quyền này, từ những phân tích ở mục 2.1. thì người đọc có thể hiểu một phần nào về quyền của bên bị điều tra, có thể phân tích thêm một vài quyền như sau:

Được biết về thông tin, tài liệu, đồ vật mà bên khiếu nại hoặc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh đưa ra. Đây là quyền chỉ bên bị điều tra có, tức là được nắm bắt các thông tin tài liệu và bên khiếu nại đưa ra để hiểu được vấn đề, các lỗ hổng mà bên khiếu nại đang có thể có, từ đó chủ động trong việc chứng minh, bảo vệ quyền lợi của mình.

Tham gia và trình bày ý kiến tại phiên điều trần. Đây là quyền mà bên khiếu nại cũng có, điều này cũng dễ hiểu bởi họ là những chủ thể trực tiếp làm phát sinh hoạt động giải quyết vụ việc cạnh tranh, sự tham gia và trình bày ý kiến tại phiên điều trần nhằm tự bảo vệ chính mình và giúp giải quyết nhanh chóng, khách quan, hiệu quả vụ việc cạnh tranh.

2.4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được giải thích cụ thể tại Khoản 1, Điều 72 Luật Cạnh tranh, theo đó: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người không có khiếu nại trong vụ việc cạnh tranh, không phải là bên bị điều tra nhưng việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình đề nghị hoặc được bên khiếu nại, bên bị điều tra đề nghị và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phụ thuộc vào việc họ có yêu cầu độc lập hay không và họ tham gia tố tụng với tư cách nghiêng về bên nào, tức là:

– Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng cạnh tranh với bên khiếu nại hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại theo mục 2.1 đã phân tích ở trên.

– Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan  tham gia tố tụng cạnh tranh với bên bị điều tra hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền và nghĩa vụ của bên điều tra đã được phân tích ở mục 2.3.

2.5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người được bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu bằng văn bản tham gia tố tụng cạnh tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (Khoản 1, Điều 68).

Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giống như vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự, bao gồm: LVN Group theo quy định của pháp luật về LVN Group hoặc công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp luật, không trong thời gian bị khởi tố hình sự, không có án tích.

Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gắn liền với quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hai chủ thể này có mối quan hệ mật thiết và ràng buộc với nhau, trong đó người bảo vệ phải dùng khả năng chuyên môn của mình để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích cho bên mà mình có trách nhiệm bảo vệ.

2.6. Người làm chứng.

Người làm chứng là người  biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người làm chứng. (Khoản 1, Điều 69 Luật Cạnh tranh).

Người làm chứng không được là người mất năng lực hành vi dân sự.

Quyền của người làm chứng không được thể hiện nhiều khi tham gia tố tụng cạnh tranh, chủ yếu là nghĩa vụ mà họ phải thực hiện để góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, trong đó đáng chú ý là nghĩa vụ: “Cung cấp toàn bộ tài liệu, giấy tờ, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh; khai báo trung thực với Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về tất cả những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh mà mình biết được” (Điểm a, Khoản 2, Điều 69). Đây là nghĩa vụ cơ bản, quan trọng nhất, là nghĩa vụ mà hầu hết người làm chứng trong tố tụng cạnh tranh hay tố tụng dân sự, tố tụng hình sự tại Tòa án phải gánh vác đó là trung thực và khách quan.

2.7. Người giám định.

Người giám đinh là  là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định. (Khoản 1, Điều 70 Luật Cạnh tranh).

Quyền và nghĩa vụ của người giám định khá nhiều, được ghi nhận tại khoản 2, Điều 70 Luật Cạnh tranh, các quyền và nghĩa vụ này gắn với địa vị pháp lý mà họ có, góp phần hỗ trợ cho cơ quan điều tra, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh giải quyết chính xác, hiệu quả, nhanh chóng vụ việc cạnh tranh.

2. 8. Người phiên dịch.

Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. (Khoản 1, Điều 71, Luật Cạnh tranh).

 Nghĩa vụ quan trọng nhất của người phiên dịch là: “Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa“. Sự tham gia của người phiên dịch không quá phổ biến trong quá trình tố tụng cạnh tranh, bởi chỉ khi cần thiết thì người phiên dịch mới được yêu cầu. Vai trò của người phiên dịch được thể hiện thông qua khả năng chuyên môn của họ đối với hoạt động dịch thuật, nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền hiểu và nắm bắt được thông tin mà người tham gia tố tụng khác muốn truyền đạt.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com