Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng các chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại. Các yếu tố ảnh hưởng được thể hiện như thế nào?
Hiểu một cách khái quát “Pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do vi phạm chế độ pháp lý về hợp đồng thương mại”.
Nguồn của chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại đó là:
Ở các nước theo hệ thống thông luật (Common law) như Anh, Mỹ, án lệ là nguồn luật quan trọng, thẩm phán có quyền giải thích và sáng tạo pháp luật. Còn ở các nước theo hệ thống dân luật (Civil law) như Pháp, Đức, án lệ là nguồn luật không chủ yếu, khi xét xử chủ yếu dựa vào các quy định của luật, văn bản dưới luật. Cũng giống như các nước trong hệ thống Civil law, Việt Nam không thừa nhận án lệ là nguồn luật. Ở Việt Nam, nguồn luật chủ yếu và quan trọng nhất chính là hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
Pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam là một bộ phận của pháp luật hợp đồng và pháp luật thương mại nói chung. Do đó nguồn luật pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại bao gồm:
– Các văn bản quy phạm pháp luật. Đó là Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước ta, ghi nhận những quy định cơ bản về quyền tự do kinh doanh; là Dân sự ; thương mại; là các văn bản luật chuyên ngành khác và các văn bản hướng dẫn thi hành.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
– Điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế có thể chia thành hai loại: Một là: các điều ước có tín chất chỉ đạo, quy định những nguyên tắc chung về hoạt động thương mại giữa các quốc gia tham gia ký kết như: Hiệp định thương mại hàng hải, Hiệt định thương mại Việt Nam – Hòa Kỳ… Hai là: các điều ước điều chỉnh trực tiếp các quan hệ thương mại cụ thể, ví dụ như Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế.
– Tập quán thương mại quốc tế và pháp luật nước ngoài (nếu các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền và thỏa thuận lựa chọn áo dụng hoặc được điều ước quốc tế dẫn chiếu đến).