Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế? Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế?

Hiện nay trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, những thỏa thuận phát triển trong lĩnh vực cụ thể nào đó được kí kết giữa Việt Nam và các nước trên thế giới cần thực hiện tuân thủ theo quy định của pháp luật quốc tế và tôn trọng pháp luật quốc gia kí kết. Bên cạnh đó khi kí kết phải đảm bảo thực hiện đúng những nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Vậy cụ thể những nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế cụ thể là gì? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý:  Luật thỏa thuận quốc tế 2020

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế

Căn cứ theo quy định tại điều 3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế Luật thỏa thuận quốc tế 2020 quy định cụ thể như sau:

1. Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.

2. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.

4. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.

5. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

7. Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.

Như vậy, đầu tiên pháp luật đề ra nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế phải phù hợp với hiến pháp vi Hiến pháp Việt Nam là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác được ra đời, Ngoài ra thì Hiến pháp đóng vai trò tạo nên phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy. Vậy nên việc kí kết nếu đi trái lại và không phù hợp với hiến pháp thì hệ thống pháp luật sẽ gây ra những mâu thuẫn về quy định của Luật.

Nguyên tắc thứ hai là việc kí kết không được làm thay đổi hay phát sinh về quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế bởi vì nếu như vậy sẽ gây ra những hậu quả và rủi ro cho Quốc gia Việt Nam và có thể gây ra vi phạm đối với những quy định về Pháp luật quốc tế quy định.

Nguyên tắc thứ ba là ” yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế” có thể nói vấn đề đối ngoại là vấn đề được quan tâm hiện nay nhưng khi quyết định vấn đề liên quan tới lợi ích của đất nước cần cân nhắc thực hiện để đảm bảo tạo ra hiệu quả, tránh lãng phí công sức và kinh tế vào những hợp tác đối ngoại đó một cách vô nghĩa.

Nguyên tắc thứ tư ” tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế” Có thể hiểu không phải riêng việc ký kết thỏa thuận quốc tế mà thủ tục là một điều rất quan trọng quyết định những  công việc. ký kết thỏa thuận quốc tế cần thực hiện đúng trình tự thủ tục do pháp luật Việt Nam đề ra

Nguyên tắc thứ năm ” không được ràng buộc trách nhiệm đối với một số trường hợp do pháp luật quy định.

Nguyên tắc thứ sáu là kí kết thỏa thuận quốc tế ở khu vực biên giới phải đáp ứng đủ những quy định à phù hợp với pháp luật Việt nam

Cuối cùng là Khi hai bên tiến hành thực hiện việc kí kết sau khi đã kí kết cần thực hiện theo thỏa thuận về trách nhiệm của các bên và quyền lợi ích của các bên được hưởng phải tương ứng như trong thỏa thuận kí kết.

2. Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế

Căn cứ theo quy định tại điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế Luật thỏa thuận quốc tế 2020 quy định cụ thể như sau:

1. ” Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.” Cụ thể đó là việc ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế là cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế. Chủ trương hội nhập quốc tế (không chỉ gồm hội nhập kinh tế quốc tế) được quy định tại Điều 12 Hiến pháp năm 2013. Chủ trương của Đảng về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đã được nêu rõ trong nhiều văn bản của Đảng, nhất là Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 và Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh trọng tâm thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định kinh tế – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Ngoài ra còn nhằm mục đích để hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về công tác ký kết và thực hiện các văn bản hợp tác quốc tế không phải là điều ước quốc tế, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

– “Bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định cđể ủa pháp luật.” Chúng ta có thể hiểu đó là nội dung thực hiện sau khi kí kết thỏa thuận quốc tế giữa hai bên với nhau phải đươc thực hiện đúng như nội dung đã giao kết.

–  ” Phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.” có thể hiểu là mục đích để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành nghiêm pháp luật quốc tế và có thể hình thành thói quen tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống, học tập, làm việc theo pháp luật của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

–  “Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.” để có thể khắc phục tình trạng thực hiện thỏa thuận quốc tế tại Việt nam

–  “Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.” Nội dung này nhằm đo lường quá trình thực hiện kế hoạch thỏa thuận quốc tế trên thực tế, qua đó phát hiện những sai lệch nhằm đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo rằng tổ chức sẽ thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đề ra. Ngoài ra thanh tra những thỏa thuận quốc tế có thể xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vục thỏa thuận quốc tế của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức, hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định. Ben cạnh đó răn đe những hành vi  vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế bằng những hình thức xử phạt do pháp luật quy định.

–  ” Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.” được hiểu là một thỏa thuận quốc tế bị coi là vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế thì quyết định mà bị cho là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp của quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo đó cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại cũng như tố cáo những hành vi vi phạm về thỏa thuận quốc tế theo quy định.

Trên đây là thông tin do công ty Luật LVN Group chúng tôi cung cấp về nội dung ” ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com