Nguyên tắc thực hiện tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán HIV

Nguyên tắc thực hiện tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán HIV? Quy trình xét nghiệm, chuẩn đoán HIV?

Như chúng ta đã biết, căn bệnh HIV là căn bệnh có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng ddeuf là do tiếp xúc có thể là giữ vết thương,… Để đảm bảo bản thân mình mạnh khỏe thì hiện nay không chỉ người bị HIV đi xét nghiệm mà cả những người muốn bảo vệ bản thân hay trong trường hợp phơi nhiễm đều đi xét nghiệm. Và theo quy định thì việc xét nghiệm HIV phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc mà pháp luật ban hành.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Nguyên tắc thực hiện tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán HIV?

Tại hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được Ban hành kèm theo Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể về công tác tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán HIV.

 Mọi hình thức tư vấn xét nghiệm HIV đều phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị.

Theo đó các nguyên tắc này được hiểu là:

+ Đồng thuận: là việc cơ sở thông báo cho khách hàng về việc khách hàng tiến hành thực hiện khi xét nghiệm HIV và chỉ thực hiện khi họ đồng ý  và cơ sở đồng ý khám, xét nghiệm đối với những trường hợp xét nghiệm HIV là điều kiện bắt buộc thì không cần sự chấp thuận của khách hàng.

+ Bảo mật: Cơ sở được lựa chọn là nơi làm xét nghiệp cho khách hành buộc phải đảm bảo bí mật thông tin của người được tư vấn và xét nghiệm HIV không truyền thông tin ra ngoài.

+ Tư vấn: Cơ sở khám, xét nghiệp trước khi làm các thủ tục cần cử bác sũy hoặc nhân viên chuyên nghiệp để tư vấn cho tất cả các trường hợp làm xét nghiệm HIV và đều phải được cung cấp đầy đủ thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm.

+ Chính xác: Các cơ sở xét nghiệm thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia, đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.

+ Kết nối với chăm sóc, điều trị và dự phòng: Người được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV cần được kết nối ngay với chăm sóc, điều trị và dự phòng. Người không nhiễm HIV nhưng vẫn có hành vi nguy cơ nhiễm HIV được kết nối với can thiệp dự phòng để không nhiễm HIV.

Các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV gồm:

+ Người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV: tiêm chích ma túy, bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới, người có quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy.

+ Người mắc một số bệnh như lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan C.

+ Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.

+ Phụ nữ mang thai.

+ Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV. Các trường hợp khác có nhu cầu.

Như vậy, đối với việc tham gia xét nghiệm, chuẩn đoán HIV đối với những người có khả năng bị lây nhiễm, phơi nhiễm được pháp luật quy định làm việc theo đúng nguyên tắc mà chúng tôi trình bày trên, những nguyên tắc này không chỉ áp dụng riêng đối với người nhiễm bệnh mà đây cũng được coi là nguyên tắc chung trong khám chữa bệnh thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng.

2. Quy trình xét nghiệm, chuẩn đoán HIV?

Hình thức tư vấn xét nghiệm, tại cơ sở y tế là quá trình tư vấn xét nghiệm HIV thực hiện tại cơ sở y tế do nhân viên y tế hoặc đối tượng chủ động đề xuất. Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng là quá trình tư vấn xét nghiệm được thực hiện ngoài cơ sở y tế, bao gồm:

+ Tư vấn xét nghiệm HIV do nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện.

+ Tư vấn xét nghiệm HIV do nhân viên không làm trong phòng xét nghiệm thực hiện.

+ Tự xét nghiệm.

Bạn đọc nếu có nhu cầu tìm hiểu thông tin một cách chi tiết có thể truy cập xem tại Quyết định 2673/QĐ-BYT ngày 27/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tại cộng đồng.

Tại Quyết định số 2674/QĐ-BYT, 27/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV có hướng dẫn các kỹ thuật thực hiện xét nghiệm HIV bao gồm 02 hình thức xét nghiệp đó là xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật huyết thanh học, xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật sinh học phân tử và hướng dẫn thực hiện đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV.

Vậy mục đích của việc xét nghiệm này là đảm bảo an toàn trong truyền máu, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và thụ tinh nhân tạo.

Ngoài ra từ việc xét nghiệm này để lưu trữ thông tin tiện trong việc giám sát dịch tễ HIV/AIDS: xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong một số nhóm quần thể nhất định theo thời gian và địa điểm để theo dõi sự phân bố, chiều hướng phát triển của dịch nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS. Chẩn đoán phát hiện nhiễm HIV: xác định tình trạng nhiễm HIV của người được làm xét nghiệm.

Tại Thông tư 01/2015/TT-BYT ngày 27/2/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế đã quy định trước khi tiến hành xét nghiệm cho khách hàng buộc cơ sở phải tư vấn cho khách hàng về các thông tin liên quan, nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV được tư vấn như sau:

Thứ nhất, cơ sở thực hiện tư vấn trước xét nghiệm bao gồm:

+ Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV;

+ Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV;

+ Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV.

Thứ hai, cơ sở tư vấn sau xét nghiệm HIV bao gồm các nội dung:

– Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:

+ Giải thích kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ;

+ Hướng dẫn, trao đổi các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;

+ Tư vấn sự cần thiết tham gia các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội, chăm sóc y tế, dự phòng lây nhiễm HIV.

– Tư vấn cho người có kết quả khẳng định HIV dương tính:

+ Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;

+ Tư vấn hỗ trợ tinh thần, tâm lý;

+ Hướng dẫn cách bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với vợ, chồng, người có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người được tư vấn và khuyến khích người được tư vấn giới thiệu các đối tượng này và con của người được tư vấn (nếu có) đến tư vấn và xét nghiệm HIV;

+Tư vấn về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác và trách nhiệm pháp lý đối với việc phòng lây nhiễm HIV cho người khác;

+ Tư vấn về lợi ích và sự cần thiết tham gia dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.

Thứ ba là tư vấn trong trường hợp đối với người có kết quả xét nghiệm HIV không xác định:

– Giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm;

– Đánh giá lại thời gian có nguy cơ phơi nhiễm HIV gần nhất của khách hàng và tư vấn việc cần thiết xét nghiệm lại HIV sau 14 ngày.

Theo đó, quy trình thực hiện việc xét nghiệm, chuẩn đoán HIV được tiến hành như sau:

Bước 1: Tư vấn kahcsh hàng những thông tin liên quan

+ Tư vấn trước xét nghiệm

+ Lấy mẫu làm xét nghiệm HIV khi có sự đồng ý của khách hàng

+ Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV

+ Tư vấn và trả kết quả sau xét nghiệm

Bước 2: Tiến hành giai đoạn xét nghiệm sàng lọc kháng thể kháng HIV:

 + Nếu kết quả âm tính: tư vấn và trả kết quả âm tính cho khách hàng. Đối với khách hàng có nghi ngờ trong giai đoạn cửa sổ cần xét nghiệm lại sau 3 tháng. Với các khách hàng thuộc nhóm nguy cơ cao, cần tư vấn và hẹn xét nghiệm lại sau 6 tháng.

+ Nếu kết quả có phản ứng: giải thích với khách hàng về sự cần thiết phải làm lại xét nghiệm. Có thể lấy máu để chuyển lên phòng xét nghiệm khẳng định hoặc giới thiệu khách hàng đến phòng xét nghiệm khẳng định. Phụ nữ mang thai lúc chuyển dạ xét nghiệm sàng lọc có phản ứng cần tư vấn để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV ngay.

Bước 3:  Xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV:

Sau giai đoạn xét nghiệm sàng lọc thì cơ sở tiến hành tthực hiện tại các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.

Bước 4: Cơ sở trả kết quả cho khách hanhfg đồng thời trình bày rõ kết quả xét nghiệm cho khách hàng bởi trong phiếu kết quả có rất nhiều những ký tự mà khách hàng khoopng thể tự mình hiểu được và đọc kết quả theo các trường hợp tương ứng với khách hàng như sau:

+ Kết quả âm tính: tư vấn và trả lời kết quả cho khách hàng là không nhiễm HIV. Đối với khách hàng nghi ngờ trong giai đoạn cửa sổ cần xét nghiệm lại sau 3 tháng. Với khách hàng thuộc nhóm nguy cơ cao, hẹn xét nghiệm lại sau 6 tháng.

+ Kết quả không xác định: chưa xác định sự có mặt của kháng thể kháng HIV. Tư vấn, trả lời kết quả cho khách hàng là không xác định tình trạng nhiễm HIV. Hẹn khách hàng xét nghiệm lại sau 14 ngày.

+ Kết quả khẳng định dương tính: tư vấn sau xét nghiệm và khẳng định khách hàng nhiễm HIV. Trả kết quả và chuyển gửi khách hàng đến cơ sở điều trị HIV và các dịch vụ phù hợp khác.

Như vậy, trong việc xét nghiệm, chuẩn đoán HIV cho khách hàng thì được quy định đầu tiên cơ sở y tế phải đáp ứng tuân thủ các nguyên tắc chung khi xét nghiệm, dựa trên những nguyên tắc đó làm tiền đề cho việc tiến hành xét nghiệm. Quy trình thực hiện xét nghiệm được tiến hành theo các bước như chúng tôi đã trình bày ở nội dung trên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com