Thu hồi đất là gì? Nhà nước có được thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp? Trình tự thu hồi đất của dân?
Nhắc đến đất đai, thì không thể nhắc đến những lợi ích mà nó đem đến mà nhất là trong thời buổi phát triển kinh tế thì trường đang phát triển, do đó việc Nhà nước có những dự án quy hoạch khu đô thi hay quy hoạch đất để phục vụ một mục đích nào đó thì vấn đề cần giải quyết ở đây là việc thu hồi đất của người dân được thực hiện như thế nào? nói đến thu hồi đất thì không thể không khẳng định một điều rằng đây là một vấn đề chưa bao giờ hết nóng cả. Bởi đất đai trong một dự án quy hoạch thì thường đang thuộc quyền sở hữu của người dân họ đang sinh sống hoặc canh tác trên mảnh đất đó. Chính bởi vậy, để di dời đi nơi khác sinh sống thì cần phải có một khoản bồi thường khi thu hồi đất một cách thỏa đáng. Nhưng vấn đề này chưa bao giờ là dễ trong việc thu hồi đất của người dân. Việc Nhà nước có quyền thu hồi đất của dân để phục vụ cho các dự án quy hoạch là rất thường gặp.
Như nếu mà Nhà nước thực hiên việc thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp có được thì đây là câu hỏi và cũng là thắc mắc của rất nhiều người dân hiện nay. Chính vì vậy mà, trong bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về nội dung Nhà nước có được thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp hay không?
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013.
1. Thu hồi đất là gì?
Trên cơ sở quy định tại Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về việc Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
bên cạnh đó cùng căn cứ Khoản 1, Điều 16 Luật Đất đai 2013; Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm pháp luật về đất đai; do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng có thể tự lấy đất từ phía người dân. Theo quy định tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất nếu việc thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định.
Mặt khác, có thể xác định việc thu hồi đất cụ thể trong các trường hợp đó là, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng. Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc do việc sử dụng đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người. Chính vì vậy mà thẩm quyền thu hồi đất theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013, chỉ có Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất của người dân.
2. Nhà nước có được thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp?
Hiện nay, tuy pháp luật không có quy định rõ Nhà nước có được thu hồi đất giao cho doanh nghiệp. Pháp luật có quy định trong trường hợp doanh nghiệp triển khai một dự án nào đó mà có nhu cầu thực hiện thu hồi đất vì mục đích kinh doanh thương mại thì chính doanh nghiệp có dự án trên phần đất của người dân phải trực tiếp thực hiện việc tự thỏa thuận về việc thu hồi đất và bồi thừng đối với đất được thu hồi với chủ sử dụng đất để nhận chuyển nhượng. Trên lý thuyết là thế, nhưng trong thực tế vẫn còn tồn tại trường hợp Nhà nước thực hiện kế hoạch, quy hoạch thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp hoặc đất thu hồi giao cho doanh nghiệp vì mục đích phát triển kinh tế- xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng. Chính vì vậy, pháp luật không có quy định nhưng Nhà nước vẫn được thực hiện việc thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp trong các trường hợp và mục đích nêu ở trên. Khẳng định này được pháp luật quy định dựa trên căn cứ tại khoản 1 điều 16 Luật đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
“1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người”.
Bên cạnh đó thì ngoài các trường hợp được nêu ở trên thì theo Điều 62 Luật đất đai 2013 Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất hay việc thu hồi đất của người dân để nhằm mục đích thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất.
Song với đó thì thẩm quyền thu hồi đất trong các trường hợp khác nhau thì sẽ thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước khác nhau. Việc này được quy định tại điều 66 Luật đất đai 2013. Do đó, thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trường hợp thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. Mặt khác thì thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất khi đất bị thu hồi được xác định là đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc là đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
Như vậy, có thể thấy rằng, luật đất đai năm 2013 đã có những quy định rất rõ ràng và chẹt chẽ về việc thu hồi đất và thẩm quyền thu hồi đất cũng được quy định rất chi tiết. Chính vì việc phân chia thẩm quyền thu hồi đất một cách hợp lý giúp việc thu hồi đất được diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng những vẫn đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của người dân đang sinh sống và canh tác trên mảnh đất đang được thu hồi theo dư án quy hoạch của Nhà nước.
3. Trình tự thu hồi đất của dân
Tuy việc thu hồi đất dựa trên kế hoạch và dự án thu hồi đất của Nhà nước những vấn được quy định là phải diễn ra theo một trình tự nhất định để đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng theo những nguyên tắc, quy định của pháp luật về việc thu hồi đất của người dân, để đảm bảo người dân sau khi bị thu hồi đất vẫn sinh sống và canh tác bình thường ở một phần đất khác mà được cơ quan nhà nước di rời đến. Theo đó, trình tư thu hồi đất của dân được quy định như sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất
– UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– UBND cấp huyện thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Bước 4: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Bước 5: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Bước 6: Tổ chức chi trả bồi thường
Theo quy định tại Điều 93 Luật Đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Như vậy, để việc thu hồi đất của người dân được diễn ra đúng theo mong muốn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tình thì cơ quan nhà nước cần phải thực hiện thông báo và ra quyết định thu hồi theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thực hiện theo đúng như trình tự nêu trên để việc thu hồi đất của người dân tuân theo những quy định của pháp luật hiện hành
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật LVN Group về Nhà nước có được thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về việc thu hồi đất của dân khác, vui lòng liên hệ: 1900.0191 để được tư vấn – hỗ trợ!