Nhập cảnh là gì? Điều kiện nhập cảnh và trường hợp chưa cho nhập cảnh

Nhập cảnh là gì? Điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam? Các trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam?

Khi một cá nhân có mong muốn vào lãnh thổ Việt Nam từ quốc gia khác thì cần thực hiện một thủ tục nhất định, đó chính là thủ tục nhập cảnh. Để được nhập cảnh vào Việt Nam, thì các cá nhân này phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Hiện pháp luật về xuất nhập cảnh có những quy định cụ thể về điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam.

LVN Grouptư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Nhập cảnh là gì?

Theo từ điểm bách khoa Việt Nam, nhập cảnh là “đi vào lãnh thổ của nước khác”. Hoạt động nhập cảnh này thì có thể là hoạt động nhập cảnh của công dân Việt Nam hoặc nhập cảnh của người nước ngoài.

Tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2020 quy định: “Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.” (Khoản 2 Điều 2). Còn Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định: “Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.” Như vậy, hai quy định này đều quy định nhập cảnh có hành vi đi vào lãnh thổ Việt Nam thông qua cửa khẩu.

Nhập cảnh chính là hoạt động của con người, là việc một người đi vào một đất nước có đi qua cửa khẩu của nước đó. Đối tượng nhập cảnh là con người có năng lực hành vi dân sự, có thể là công dân Việt Nam đi ra nước ngoài và trở về nước, có thể là người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi muốn thực hiện xuất nhập cảnh phải có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng Nhưng dù là công dân Việt Nam hay người nước ngoài, muốn thực hiện hành vi xuất nhập cảnh đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, đồng thời đáp ứng những điều kiện cũng như thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định. Nghiêm cấm các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới hoặc bằng thủ đoạn lén lút sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả nhằm che giấu, trốn tránh sự phát hiện và xử lý của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh.

Việc cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam có những mục đích nhất định như về công việc, du lịch, sinh sống, do học, đầu tư, ngoại giao, thăm nhân thân,….

2. Điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam:

* Điều kiện nhập cảnh đối với người nước ngoài

Tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về điều kiện nhập cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

“1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;

b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.”

Như vậy, điều kiện để một cá nhân là người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, có hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế. Hộ chiếu áp dụng đối với người nước ngoài có quốc tịch và giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế áp dụng đối với người không có quốc tịch. Hộ chiếu hay còn gọi là “Passport” là “chứng minh thư” bắt buộc cho phép một người có thể xuất cảnh ra nước ngoài và quyền nhập cảnh trở lại sau khi chuyển du lịch, công tác, hay việc học kết thúc. Đây chính là loại giấy tờ thể hiện các thông tin cơ bản nhất của con người v cũng thể hiện quốc tịch của cá nhân đó.

Về giấy tờ đi lại quốc tế, thì người không quốc tịch không là công dân của bất kì quốc gia nào nên người đó hầu như không có bất kỳ giấy tờ cá nhân nào có giá trị pháp lý để chứng minh về thân phận của mình. Do đó,  các quốc gia chấp nhận người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của họ phải cấp cho họ cần phải cấp cho họ giấy tờ để họ có thể thuận lợi trong các quan hệ, giao dịch tại nơi cư trú, tạo tiền đề để họ thực hiện các quyền và lợi ích của họ theo pháp luật nơi cư trú. Bên cạnh đó, người không quốc tịch cũng có nhu cầu đi lại, xuất nhập cảnh thông thường như các cá nhân khác nên họ cần có giấy tờ thông hành để xuất nhập cảnh. Nên quốc gia cư trú cấp họ cho giấy tờ thông thành để giúp họ thực hiện quyền tự do đi lại. Giấy tờ đó là là giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đàn cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam chấp thuận. Người không có quốc tịch thường trú nước ngoài được sử dụng giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế này để nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích thăm thân, du lịch và được cấp thị thực rời.

Thứ hai, có thị thực đối với các trường hợp không được miễn thị thực. Theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 thì người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải có thị thực hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. (Khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019). 

Thị thực được cấp riêng cho từng người, đối với trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, thị thực được cấp chung với cha mẹ. Thị thực được cấp chung vào hộ chiếu hoặc cấp rời. Trong một số trường hợp thị thực được cấp rời như khi hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực; hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Na, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…

Thị thực chính là biểu hiện của sự cho phép của Nhà nước Việt Nam đối với cá nhân xin thị thực để có thể được đến Việt Nam. Nên đây là loại giấy tờ bắt buộc đối với các cá nhân không là đối tượng được miễn thị thực.

Thứ ba, không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh. Chưa cho nhập cảnh là các trường hợp cá nhân không đủ các điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam. Hiện các trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam được quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019. 

* Điều kiện nhập cảnh đối với công dân Việt Nam

Điều 34 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2020 quy định về điều kiện nhập cảnh đối với công dân Việt Nam như sau: “Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.”

Giấy tờ xuất nhập cảnh ở đây bao gồm hộ chiếu và giấy thông hành. Hộ chiếu Việt Nam là một loại giấy tờ quan trọng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi  đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. Các loại giấy tờ xuất nhập cảnh này thể hiện về các thông tin của cá nhân nhập cảnh là công dân Việt Nam, là căn cứ để cho phép cá nhân nhập cảnh trở lại Việt Nam.

3. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam:

Các trường hợp chưa cho nhập cảnh được hiểu là các trường hợp không thỏa mãn điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định của pháp luật xuất, nhập cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Việc chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam này không có nghĩa là các cá nhân sẽ không bao giờ được nhập cảnh vào Việt Nam, các cá nhân đó sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam khi họ đã thỏa mãn các điều kiện được nhập cảnh, tức chỉ không được nhập cảnh vào Việt Nam trong một thời gian nhất định. Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về các trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:

– Không đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam như không có hộ chiếu, giấy tờ đi lại có giá trị quốc tế, không có thị thực mà cá nhân đó cũng không thuộc trường hợp được miễn thị thực. Đây là các văn bản cần và đủ để được phép nhập cảnh, nếu thiếu thì đương nhiên sẽ chưa được cho nhập cảnh vào Việt Nam.

– Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng. Trẻ em dưới 14 tuổi là người chưa đầy đủ năng lực dân sự mà pháp luật dân sự Việt Nam yêu cầu bắt buộc phải có người đi cùng, do đó, các cá nhân này cũng chưa được nhập cảnh vào Việt Nam.

– Cá nhân giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú. Các cá nhân này đã có hành vi vi phạm pháp luật xuất nhập cảnh Việt Nam, nên khi không cung cấp các thông tin chính xác thì đương nhiên không được nhập cảnh.

– Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng: người bị mắc bệnh tâm thần là người không có năng lực dân sự, do đó, họ đương nhiên chưa được nhập cảnh. Còn những người mắc bệnh truyền nhiễm, nếu nhập cảnh vào Việt Nam thì có nguy cơ lây lan bệnh.

– Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực. Hoặc bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực. Các cá nhân này đã bị hạn chế quyền tự do đi lại tại Việt Nam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì lý do phòng, chống dịch bệnh. Đây chính là tình hình thực tế hiện nay, vì lý do dịch bệnh Covid-19 mà Việt Nam cũng tạm thời không cho nhập cảnh đối với người nước ngoài nhằm hạn chế tối đa những mầm bệnh có thể từ nước ngoài về và lây lan mầm bệnh ra quốc gia khác. 

– Vì lý do thiên tai. Hiểu đơn giản như khi có thiên tai thì nhà nước sẽ hạn chế để người nước ngoài nhập cảnh để hạn chế rủi ro thiên tai đối với họ. 

– Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mục đích này vi bảo vệ chủ quyền, cũng như an ninh quốc gia vì việc nhập cảnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com