Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự

Cơ quan tổ chức thi hành án dân sự? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự?

Trong thi hành án dân sự việc  tham gia vào quá trình thi hành án dân sự có rất nhiều các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau và mỗi cơ quan tổ chức đều thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau tùy theo các cấp như cấp tỉnh cấp quân khu và cấp huyện sẽ có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự. Các cơ quan và tổ chức này phải thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin về chủ đề này.

Cơ sở pháp lý: 

Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Cơ quan tổ chức thi hành án dân sự 

Chúng ta có thể hiểu về thi hành án theo ngôn ngữ là việc thực hiện điều đã chính thức quyết định. Trong thuật ngữ luật học thì thi hành án được hiểu là thực hiện bản án, quyết định của tòa án, là việc đưa các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Bản án, quyết định là văn bản pháp lý của Tòa án tuyên tại phiên tòa, giải quyết các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính,… Tuy nhiên, dưới góc độ này thì góc độ tiếp cận thi hành án còn hẹp, vì không chỉ có bản án, quyết định của Tòa án cần được thi hành mà còn có quyết định của Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng cần được thi hành. Quan điểm tiếp cận thi hành án với góc độ bao quát nhất thì Thi hành án là thủ tục tổ tụng tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước, tổ chức khác do pháp luật quy định nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Như vậy, qua những điều đã phân tích như trên thì có thể hiểu thi hành án dân sự là một dạng hoạt động tư pháp trong việc thực hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án và các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật. Thông qua thi hành án dân sự thì người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tại Điều 13. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014

Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:

1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:

a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;

b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan thi hành án dân sự:

a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);

b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);

c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).

Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.

Theo như quy định này thì cơ quan thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự được pháp luật quy định cụ thể và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật đề ra.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự

2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh

Theo quy định tại điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định:

– Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:

+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;

+ Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;

+ Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;

+ Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

– Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định

–  Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định

– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

– Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định

–  Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu.

Theo đó nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định chúng tôi nêu ra như trên thì Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình để việc thực hiện các quy định về thi hành án tại cấp tỉnh được nghiêm minh hơn.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu

Theo quy định Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định:

– Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định

– Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định

– Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

– Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định

Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể và chi tiết Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu với những điểm khác biệt với nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp khác và cơ quan thi hành án cấp quân khu phải thực hiện đúng nhiệm vụ quyền hạn của mình.

2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện

Theo điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định:

– Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định

–  Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.

– Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định

–  Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu.

Như vậy có thể thấy việc pháp luật quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự là hoàn toàn cần thiết. Đối với bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sực có giá trị khi được thi hành trên thực tế nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Đồng thời giúp cho việc phát triển những khiếm khuyết của các quy định của pháp luật trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, đồng thời kiểm tra lại quá trình xét xử trước đó để rút kinh nghiệm, năng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử. Thi hành án dân sự góp phần thúc đẩy và giải phóng các nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự khi thi hành án dân sự thông qua nhiệm vụ quyền hạn thực hiện công việc theo quy định của mình qua đó có thể có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, năng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, tạo niềm tin của của người sân vào tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố quyền lực nhà nước.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com