Nhiệm vụ quyền hạn của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

Cơ cấu tổ chức của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai? Nhiệm vụ quyền hạn của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai?

Theo quy định của pháp luật về ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thì được thực hiện bởi một số cơ quan trong lĩnh vực này và cơ quan thực hiện là Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai là tổ chức trực thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai. Cơ quan có trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công việc do Tổng cục giao trực tiếp  thuộc phạm vi quản lý của mình.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Cơ cấu tổ chức của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai?

Tại Quyết định số 26/2017/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã quy định về cơ cấu tổ chức của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm nhưng cấp bậc sau:

Thứ nhất là Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng:

+ Chức danh cục trưởng, phó cục trưởng được bổ nhiệm, miễn nhiệm ngaoif ra còn có chức danh cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai theo phân cấp quản lý của Bộ và quy định của pháp luật.

+ Cục trưởng có trách nhiệm ban hành Quy chế làm việc của Cục; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Tổng Cục trưởng sau đó trình Tổng Cục trưởng ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các chi cục trực thuộc Cục.

+ Cục trưởng có trách nhiệm điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng có vai trò giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Thứ hai là các tổ chức tham mưu được phân chia bao gồm văn phòng Cục, Phòng Điều hành ứng phó thiên tai và Phòng Kỹ thuật tổng hợp.

Thứ ba là các chi cục trực thuộc Cục được chia ra thành các vùng miền bao gồm:

+ Chi cục Phòng, chống thiên tai Miền Trung và Tây Nguyên, địa chỉ trụ sở của chi cục này được đặt tại thành phố Đà Nẵng);

+ Chi cục Phòng, chống thiên tai Miền Nam địa chỉ trụ sở của chi cục này được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh).

Theo đó, pháp luật quy định ác tổ chức trên có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và được cấp kinh phí hoạt động theo quy định và được tổ chức thành 02 phòng và 01 trung tâm.

Thứ tư, trong cơ cấu văn phòng thì văn phòng Cục có Chánh văn phòng và các Phó chánh văn phòng; phòng có Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng; Chi cục có Chi cục trưởng và các Phó chi cục trưởng  phối hợp với nhau thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của mình.

Thứ năm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục trong thi hành nhiệm vụ sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

Như vậy, trong hoạt động của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức và mỗi chức danh, văn phòng đều có nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò và trách nhiệm khác nhau trong thi hành thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Nhiệm vụ quyền hạn của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai?

Nhiệm vụ quyền hạn của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được pháp luật quy định tại Điều 2 Quyết định số 26/2017/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Nhiệm vụ quyền hạn thứ nhất, Cục có nhiệm vụ phải trình Tổng Cục trưởng về các văn bản như sau:

+ Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

+ Dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ.

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

+ Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng và các văn bản khác theo phân công của Tổng Cục trưởng;

+ Chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Cục

+ Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành theo phân công của Tổng Cục trưởng.

Nhiệm vụ quyền hạn thứ hai đó là hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục có thể được phép thực hiện việc hướng dẫn này bằng việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Cục. Đồng thời xau dựng phương án hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Cục.

Nhiệm vụ quyền hạn thứ ba là về phòng ngừa thiên tai:

+ Cục bảo vệ và khắc phục trình Tổng Cục trưởng phương án ứng phó thiên tai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Là cơ quan có trách nhiệm, quyền hạn trong tham mưu hướng dẫn việc xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai, việc thực hiện quy định của pháp luật về quan trắc, giám sát các hoạt động liên quan đến công trình, các biện pháp phòng, chống thiên tai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện

+ Tổ chức việc xây dựng và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình kết hợp phòng, chống thiên tai;

+ Xây dựng, vận hành và phát tin báo động cảnh báo sóng thần trên hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần;

+ Xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão, bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa nước đối với các sông liên tỉnh;

+ Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống thiên tai. Chuẩn bị nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm, nguồn lực cho phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;

+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp trong trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế, xảy ra sự cố vỡ đập hoặc sự cố khẩn cấp khác thuộc nhiệm vụ của Tổng cục theo phân công của Tổng Cục trưởng;

+ Tổng hợp về nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm, nguồn lực cho phòng, chống thiên tai.

Nhiệm vụ quyền hạn thứ tư của Cục là về ứng phó thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai:

– Trình Tổng Cục trưởng biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống thiên tai và tổ chức thực hiện các biện pháp khi được phê duyệt. Đồng thời trình Tổng Cục trưởng biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai; báo cáo và công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi cả nước từ đó đề xuất cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn, dài hạn.

– Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Tổng cục trưởng chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai, đề xuất biện pháp xử lý cấp bách các sự cố do thiên tai gây ra. Đồng thời tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng chỉ đạo, chỉ huy công tác khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo an toàn cho người, tài sản và cơ sở hạ tầng.

– Tham mưu hướng dẫn việc thực hiện các quy định về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ, các biện pháp di dân, trợ cấp, bảo đảm an toàn đời sống nhân dân và tổ chức kiểm tra việc thực hiện;

– Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống sạt lở ven sông, ven biển, kè biên giới, các công trình phòng, chống thiên tai khác và thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo phân công của Tổng Cục trưởng. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc tổng hợp, đánh giá, thống kê số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra và các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.

Nhiệm vụ quyền hạn thứ năm là giúp Tổng Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ đầu mối của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Có trách nhiệm thực hiện quản lý đầu tư xây dựng trong phòng, chống thiên tai theo phân công, phân cấp của Tổng Cục trưởng.

Nhiệm vụ quyền hạn thứ sáu là việc thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, chương trình, đưa ra những đề án, dự án về khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế;

Thức hiện xây dựng nông thôn mới; công tác điều tra cơ bản theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng Cục trưởng; xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện công tác thống kê thuộc phạm vi quản lý của Cục.

Nhiệm vụ quyền hạn thứ bảy của Cục là quản lý, tổ chức bộ máy hoạt động bao gồm công chức, viên chức, người lao động theo pháp luật và phân cấp của Tổng cục. Thực hiện các chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Cục theo quy định.

Cuối cùng là trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các nguồn lực khác được giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, Cục còn có nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đặc biệt là trong công tác phòng chống tham nhũng phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; tiếp công dân, giải quyết kiến nghị khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thông qua nội dung trên có thể thấy pháp luật đã quy định ropx ràng về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm một số nhiệm vụ chung đó là hướng dẫn tổ chức thực hiện một số biện pháp trong bảo vệ và khắc phục thiên tai đồng thời làm công tác tham mưu cho Tổng cục trưởng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com