Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa

Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa

Biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên tòa là gì? Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa tiếng Anh là gì? Quy định về biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên tòa? 

Mỗi một phiên tòa đều có yêu cầu tiến hành trang nghiêm, đúng theo các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào những cá nhân tham gia phiên tòa đều thực hiện theo những trình tự, thủ tục đó, thậm chí có những cá nhân gây rối tại phiên tòa khiến cho phiên tòa không thể tiếp tục diễn ra được. Đối với các cá nhân vi phạm trật tự phiên tòa thì cần có những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giới thiệu với biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên tòa là gì?

Hành vi vi phạm trật tự phiên tòa có thể là hành vi gây rối trật tự phiên tòa, hành vi hành hung, xúc phạm người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng, hoặc hành vi phá hoại cơ sở vật chất. Các hành vi này có thể do bị cáo, người tham gia tố tụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc cũng có thể do người tham dự phiên tòa thực hiện. 

Biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên tòa là các biện pháp do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng để xử lý đối với những cá nhân vi phạm nội quy phiên tòa, vi phạm trật tự phiên tòa.

2. Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa tiếng Anh là gì?

Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa tiếng Anh là: “Punitive actions against contempt of court”

3. Quy định về biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên tòa

Tại Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên tòa như sau:

“Điều 467. Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa

1. Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự phiên tòa.

3. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.

4. Quy định tại Điều này cũng được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiên họp của Tòa án.”

Từ quy định trên, có thể thấy việc quyết định biện pháp xử lý vi phạm phiên tòa sẽ do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định. Biện pháp xử lý vi phạm phiên tòa chính là xử phạt hành chính. Thông thường, đối với những trường hợp vi phạm lần đầu, vi phạm ít thì sẽ cảnh cáo. Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định yêu cầu người vi phạm trật tự phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ.

Công án có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa. 

Biện pháp xử lý người vi phạm trật tự phiên tòa chính là xử lý hành chính, đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm trật tự phiên tòa có thể bị xử lý hình sự.

3.1. Xử lý hành chính đối với người vi phạm trật tự phiên tòa

Tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau”

“Điều 468. Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt

Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác có liên quan.”

Về hình thức xử phạt. mức xử phạt

Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định như sau tại Khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.”

Như vậy, căn cứ vào điểm d, Khoản 3 Điều 5 này thì hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Về thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa đó chính là thuộc về Trưởng Công an cấp huyện, theo quy định tại điểm b, Khoản 4 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ- CP :”…Trưởng công an cấp huyện…Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội” bởi hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 

Với mức xử phạt, thì việc xử phạt vi phạm hành chính  với hành vi vi phạm trật tự phiên tòa có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính với hành vi vi phạm trật tự phiên tòa được thực hiện như sau:

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính tức tại trụ sở tòa án đang tiến hành phiên tòa. Nếu lập tại trụ sở cơ quan công an thì cần ghi rõ lý do. 

Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:

– Thời gian, địa điểm lập biên bản;

– Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

– Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;

– Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;

– Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

– Quyền và thời hạn giải trình.

( Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020)

3.2. Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm trật tự phiên tòa

Tội gây rối trật tự phiên tòa được quy định tại Điều 391 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“ Tội gây rối trật tự phiên tòa

1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;

b) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.”

Như vậy, theo quy định tại Điều 391 của Bộ luật Hình sự nghiêm cấm xúc phạm danh dự, nhân phẩm không chỉ đối với hội đồng xét xử mà cả với những người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa.

Như vậy, đối với các trường hợp thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản hoặc gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa, hoặc hành hung thành viên hội đồng xét xử thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Nếu thực hiện hành vi gây rối tại phiên tòa như:

– Thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp

– Có hành vi đập phá tài sản (trừ trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)

Thì sẽ chịu hình phạt:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

– Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Nếu hành vi phạm tội thuộcmột trong các trường hợp dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp; hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác (trừ trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)  bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com