Những chính sách mới về lương, thưởng Tết của giáo viên chi tiết nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Những chính sách mới về lương, thưởng Tết của giáo viên chi tiết nhất

Những chính sách mới về lương, thưởng Tết của giáo viên chi tiết nhất

Tiền lương, thưởng là gì? Chính sách về lương, thưởng tiếng anh là gì? Quy định về chính sách lương, thưởng Tết của giáo viên?

Chính sách tiền lương đối với giáo viên, viên chức luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là chế độ tiền thưởng Tết cho giáo viên khi mà vấn đề này thường phụ thuộc vào quy chế chi tiêu tự chủ của từng trường. vậy chính sách vè lương, thưởng của giáo viên được quy định như thế nào? Dưới đây là bài viết tham khảo về một số điểm mới về chính sách lương thưởng của giáo viên

1. Tiền lương, thưởng là gì?

1.1. Định nghĩa về tiền lương

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.

1.2. Định nghĩa về tiền thưởng

Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả hằng năm và mức độ hoàn thành công việc.

2. Chính sách về lương, thưởng tiếng anh là gì?

Chính sách về lương, thưởng tiếng anh là “Salary and bonus policy”.

3. Quy định về chính sách lương, thưởng Tết của giáo viên?

3.1. Quy định về chính sách lương, thưởng tết của giáo viên

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

– Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Trong Luật viên chức 2010 có quy định về vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp như sau:

“Vị trí việc làm

Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Chức danh nghề nghiệp

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.”

– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

-. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, theo các quy định trên thì cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp không bắt buộc phải thưởng Tết cho nhân viên của mình. Việc thưởng Tết là do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp tự quyết định dựa trên nguồn kinh phí, doanh thu và năng suất làm việc của từng giáo viên

3.2. Một số quy định khác liên quan đến tiền lương, thưởng

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

– Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Kỳ hạn trả lương

– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

 Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

3.3. Một số điểm mới về lương của người lao động

Điểm mới về nghỉ hưởng nguyên lương

Sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Lao động năm 2019 về các trường hợp người lao động nghỉ việc và được hưởng nguyên lương như sau:

– Nghỉ lễ, tết (khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019): Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

Tết Âm lịch: 05 ngày;

Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Trong trường hợp nghỉ lễ, tết mà hưởng nguyên lương, Bộ luật Lao động đã tăng ngày nghỉ quốc khánh từ 01 ngày lên 02 ngày. Theo đó đến ngày Quốc khánh người lao động được nghỉ 02 ngày và được hưởng nguyên lương 02 ngày đó.

– Nghỉ việc riêng (khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019):  Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Đối với trường hợp này, Bộ luật Lao động năm 2019 đã có quy định khác so với Bộ luật Lao động năm 2012 về cách dùng thuật ngữ. Cụ thể quy định rõ “con” trong Bộ luật Lao động năm 2012 thành “con đẻ, con nuôi” trong Bộ luật Lao động năm 2019.

Điểm mới về bảo vệ thai sản cho phụ nữ mang thai

Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể hơn về trường hợp người lao động nữ mang thai được chuyển công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc mỗi ngày những vẫn hưởng đủ lương, cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 137:

Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong khi Bộ luật Lao động năm 2012 quy định chế độ này chỉ áp dụng với lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 (khoản 2 Điều 155).

Qua nội dung trên, có thể thấy Bộ luật Lao động đã có những thay đổi mang tính nhân văn cao khi chú trọng tới việc bảo vệ đời sống sức khỏe, vật chất và tinh thần cho người lao động nữ khi mang thai.

Điểm mới về nguyên tắc trả lương

Khoản 2 Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 bổ sung quy định về việc người sử dụng lao động không được ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình hay đơn vị khác, cụ thể:

Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Điểm mới về thưởng

Bộ luật Lao động năm 2019 đã có sự đổi mới trong các hình thức thưởng cụ thể tại Điều 104:

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Vậy, người sử dụng lao động có thể sử dụng nhiều hình thức để thưởng cho người lao động: có thể là tiền, có thể là tài sản, có thể là hình thức khác. Mà không phải chỉ thưởng bằng tiền như quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com