Những trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn là vợ chồng hợp pháp?

Những trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn là vợ chồng hợp pháp? Việc vợ chồng chung sống với nhau không đăng ký có được pháp luật công nhận không?

Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Có rất nhiều cặp vợ chồng chung sống với nhau nhưng không hề có đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương. Tuy nhiên chế độ pháp lý của các cặp vợ chồng này chưa hẳn đã giống nhau. Trong bài viết dưới đây của công ty Luật LVN Group chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn là vợ chồng hợp pháp đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

– Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình.

NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

Theo điều 8 của luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn được quy định như sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy có thể thấy luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là một điểm tiến bộ so Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều quy định độ tuổi kết hôn là “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” dẫn đến cách hiểu là nam bắt đầu bước sang tuổi 20, nữ bắt đầu bước sang tuổi 18 đã đủ điều kiện kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định chặt chẽ hơn khi bổ sung thêm từ “đủ” vào độ tuổi, có nghĩa nam phải tròn 20 tuổi không thiếu 01 ngày, nữ phải tròn 18 tuổi không thiếu 01 ngày mới đủ tuổi kết hôn. Một yếu tố quan trọng ở đây là việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

Quy định này nhằm đề cao tính độc lập về suy nghĩ và sự tự nguyện, chủ động quyết định dựa trên tình cảm, tình yêu của mỗi bên nam, nữ khi kết hôn. Đây cũng là đặc điểm quan trọng của chế độ hôn nhân tiến bộ, khác với chế độ hôn nhân cổ hủ thời phong kiến với quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, ép buộc một bên hoặc cả 02 bên nam nữ phải kết hôn trái với ý chí, nguyện vọng, tình cảm của mình.

Cả hai bên nam nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân trong việc nhận thức, điều khiển hành vi của mình xác lập quyền, thực hiện nghĩa vụ dân sự với cá nhân, tổ chức khác. Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nếu người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn với người khác sẽ không đạt được mục tiêu xây dựng được gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người bạn đời của mình cũng như các thành viên khác trong gia đình. Chưa kể người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn với người khác có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hoặc tạo ra các thế hệ cũng bị mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Khoản 5 Điều 10 của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính” còn khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Quy định như vậy có nghĩa là Nhà nước sẽ không công nhận mối quan hệ hôn nhân của những người cùng giới tính là hợp pháp, không chấp nhận cho họ làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những người cùng giới có thể làm lễ cưới, thực hiện các nghi thức kết hôn như những cặp đôi nam nữ bình thường khác tuy nhiên pháp luật lại không công nhận mối quan hệ của họ là hôn nhân hợp pháp, việc họ ăn ở chung với nhau không làm phát sinh quyền, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm như vợ chồng hợp pháp có đăng ký kết hôn.

2. Nam nữ không đăng ký kết hôn xác lập quan hệ hôn nhân trước năm 1987 theo quy định pháp luật

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn.

3. Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 theo quy định của pháp luật

Theo thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Theo thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình thì kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.

Kể từ sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn và sau đó một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp này, thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn. Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

– Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Trong trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm c khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung. Đối với trường hợp nam và nữ đã đăng ký kết hôn mà từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực trở đi có yêu cầu ly hôn hoặc có yêu cầu giải quyết vụ việc khác về hôn nhân và gia đình, thì theo quy định tại khoản 4 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, việc Toà án áp dụng pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết được thực hiện như sau:

Đối với những vụ án mà Toà án đã thụ lý trước ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết.

– Đối với những vụ án mà Toà án thụ lý từ ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

-Trong trường hợp vụ án đã được Toà án thụ lý trước ngày 01/01/2001, nhưng từ ngày 01/01/2001 trở đi mới giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, thì theo quy định tại khoản a điểm 4 Nghị quyết số 35 của Quốc hội Toà án áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết. Tuy nhiên, để có được quyết định đúng, Toà án cần xem xét tham khảo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề mà Toà án đang giải quyết.

Như vậy trường hợp vợ chồng không đăng ký kết hôn vẫn được công nhận nếu có xác lập quan hệ hôn nhân trước năm 1987 như vợ chồng, và trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 thì sẽ được công nhận là vợ chồng hợp pháp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com